Mặc dù thị trường BĐS vẫn có giao dịch sôi động hơn mọi năm trong tháng 'cô hồn' nhưng đi liền với dấu hiệu lạc quan đó, là việc rớt giá thê thảm của các dự án BĐS ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM.
Thị trường BĐS Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong trung hạn
Dạo một vòng quanh các dự án ở những khu vực ‘nóng’ của thị trường BĐS Hà Nội như quận Cầu Giấy, Hà Đông, Từ Liêm; tình trạng khuyến mại giảm giá bán diễn ra khá phổ biến. Thực tế này không chỉ ở những dự án thuộc phân khúc bình dân mà còn có cả sự góp mặt của nhiều dự án thuộc hàng ‘hot’ trên thị trường BĐS hiện nay nhằm cải thiện tình trạng không hệ có giao dịch.
Chẳng hạn như tại thị trường Hà Nội, tình trạng rớt giá rõ nhất thuộc về phân khúc các căn hộ chung cư. Theo báo cáo mới nhất về chỉ số giao dịch BĐS của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến hết quý II/2013, giá chung cư tại Hà Nội đã giảm khoảng 30%-40% so với mặt bằng giá so với cùng kỳ năm 2012.
Nguyên nhân chính được đưa ra là do thị trường đã đóng băng trong một thời gian dài, nên muốn cải thiện giao dịch nhiều chủ đầu tư đành chịu 'xuống nước' giảm giá bán dự án.
Tại dự án khu căn hộ chung cư Dương Nội thuộc quận Hà Đông, Hà Nội của Tập đoàn Nam Cường đang được giao dịch với mức giá chỉ khoảng 14 triệu đồng/m2, tương đương với mức giá của nhiều dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp.
Không những thế, chủ đầu tư và cả những người đã mua căn hộ trước đây còn gia tăng quyền lợi cho khách hàng bằng việc cắt giảm hàng loạt các loại phí, thậm chí nhiều người còn chấp nhận cắt lỗ khi chỉ bán với mức giá 11 - 12 triệu đồng/m2.
Như vậy, nếu so sánh với mức giá được chủ đầu tư tiến hành mở bán thời gian trước (khoảng 22 triệu đồng/m2 năm 2011 và xấp xỉ 20 triệu đồng/m2 năm 2012) thì không ít căn hộ đã giảm giá tới phân nửa kéo theo đó là khoản lỗ lên tới vài trăm triệu đồng/căn hộ của nhiều khách hàng đã mua nhà tại dự án này trước đó.
Có thể thấy xu hướng giảm giá đã xuất hiện ở một số dự án từ quý II/2013. Báo cáo chỉ số giá giao dịch BĐS căn hộ chung cư quý II/2013 của các đơn vị như Savills Vietnam, CBRE hay Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho thấy rõ điều này.
Theo đó, tất cả các loại căn hộ thuộc các phân khúc đều giảm mạnh so với thời điểm quý I, đặc biệt là các dự án chung cư trung cấp. Trong đó, quận Hà Đông là nơi có giá giảm mạnh nhất với 33%, kế đến là huyện Từ Liêm giảm 30%, Đống Đa 23%, Thanh Xuân 22% và khu vực giảm ít nhất là Cầu Giấy với 17%.
Riêng giá chung cư cao cấp quận Thanh Xuân giảm 17%, trong khi đó quận Cầu Giấy giảm 28%. Bên cạnh đó, quận Hoàng Mai có loại hình chung cư bình dân giảm đến 20%.
Ở một số dự án thuộc ‘hàng hot’ trên thị trường hiện nay, tình trạng trên cũng xảy ra tương tự. Theo khảo sát của phóng viên DĐĐT thời gian qua cho thấy, ở nhiều dự án BĐS, sau thời gian dài gần như không có giao dịch cộng thêm sức mua xuống thấp nhất trong tháng ‘cô hồn’ đã khiến các chủ đầu tư buộc lòng phải giảm giá bán.
Theo đó, đa số các dự án đều đưa ra mức giá giảm so với những đợt mở bán trước đó khoảng trên dưới 5 triệu đồng/m2, thậm chí có dự án còn giảm tới 7 triệu đồng/m2. Cụ thể, dự án Sky Garden Định Công hiện chỉ còn khoảng 17 triệu đồng/m2; Hạ Đình Tower (Thanh Xuân) khoảng 15 triệu đồng/m2; Westa Hà Đông 18 triệu đồng/m2; CT2 Tân Tây Đô khoảng từ 12 - 13,5 triệu/m2...
Các dự án chung cư mini ở các khu vực như Mỹ Đình, Trung Văn (Từ Liêm) hầu hết cũng đã giảm giá từ 4 – 5 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không hấp dẫn được khách mua.
Ông Hoàng Văn Hòa, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Hòa Bình, nhận định: Vài tháng gần đây, thị trường đã có sự chuyển biến rõ rệt về giá ở nhiều dự án thuộc các phân khúc từ bình dân tới cao cấp nên người mua cũng đã chịu xuống tiền. Đặc biệt việc giảm giá mạnh sẽ tiếp tục xảy ra tại các dự án đang cần thu hồi vốn gấp hay các dự án, căn hộ thuộc diện tài sản phát mãi của các ngân hàng.
Tuy nhiên, theo cách phân tích ví von của ông Hòa, việc BĐS rớt giá thời gian qua dẫn đến giao dịch sôi động tại một số dự án chỉ giống như những 'hạt mưa' nhỏ lẻ nên không đủ 'thấm' trên diện rộng đồng thời chưa thể tạo thành hiệu ứng lan tỏa toàn thị trường BĐS.
Đồng thời, trong khi nhiều chủ đầu tư tỏ ra khá nỗ lực trong việc 'đẩy hàng' thì tâm lý chờ đợi của khách hàng lại chưa được cải thiện bởi lẽ, theo ghi nhận từ các sàn giao dịch BĐS, đa số phản hồi của khách hàng đều cho rằng, BĐS đã được đẩy giá 'trên trời' nên dù đã giảm tới 40% thì vẫn còn khá cao so với thu nhập của đại đa số người dân.
Phân khúc căn hộ cao cấp cũng không đứng ngoài lề tình trạng rớt giá thê thảm thời gian qua, thậm chí nhiều số liệu thống kê còn cho thấy, phân khúc này đã đưa ra mức giảm giá lớn nhất.
Hàng loạt dự án như Hapulico (quận Thanh Xuân), Hyundai Hillstate (quận Hà Đông)… đã công bố mức giảm giá lên tới 30%. Thậm chí, các chủ đầu tư này còn mạnh tay hơn khi đưa ra chương trình thanh toán đặc biệt linh hoạt để kích cầu với việc khách hàng chỉ cần thanh toán 30% giá trị căn hộ là đã được nhận nhà. Hoặc như việc ưu đãi ‘khủng’ cho khách hàng với lãi suất 0% tối đa tới 18 tháng tại dự án Indochina Plaza Hanoi (quận Cầu Giấy).
Tại thị trường TP. HCM, tình trạng rớt giá còn thảm hơn ở phân khúc nhà phố và các khu biệt thự. Theo đó, theo nguồn tin của các sàn giao dịch BĐS phía Nam, các khu biệt thự tại khu vực quận 7 hay quận Phú Nhuận, … đang rớt giá mạnh.
Điển hình là những căn biệt thự trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (Phú Nhuận) với diện tích khoảng trên dưới 200m2 đã giả tỷ đồng/căn. Mức giá này còn khá thê thảm nếu đem so với giá bán khoảng 3 năm trước, thời điểm mà các căn biệt thự này có giá lên tới trên dưới 25 tỷ đồng/căn.
Tuy nhiên, theo bình luận của ông Hòa, điều đáng buồn ở đây là, mặc dù nhiều căn hộ đã đã giảm giá tới 40%, nhưng giá của những căn nhà phố, biệt thự kể trên xem ra vẫn còn là ‘điều khá xa vời' đối với đại đa số người dân Việt Nam có thu nhập dưới mức trung bình.
Do đó, thời gian gần đây, đi khắp các tuyến phố chính của Hà Nội và cả TP. HCM, có thể dễ dàng nhận thấy la liệt những cửa hàng kinh doanh đóng cửa im lìm, khu căn hộ chung cư và những cao ốc văn phòng trống trơn, …
Mặc dù theo nhiều ý kiến, tình trạng rớt giá ở một số dự án có thể chưa tạo ra hiệu ứng lan tỏa toàn thị trường BĐS nhưng ở một góc nhìn khác, có thể coi đây chính là cơ hội để nhiều người lựa chọn cho mình những dự án tốt, có mức giảm giá hợp lý để xuống tiền và sở hữu những căn nhà mơ ước.
Chẳng hạn như tại thị trường Hà Nội, tình trạng rớt giá rõ nhất thuộc về phân khúc các căn hộ chung cư. Theo báo cáo mới nhất về chỉ số giao dịch BĐS của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến hết quý II/2013, giá chung cư tại Hà Nội đã giảm khoảng 30%-40% so với mặt bằng giá so với cùng kỳ năm 2012.
Nguyên nhân chính được đưa ra là do thị trường đã đóng băng trong một thời gian dài, nên muốn cải thiện giao dịch nhiều chủ đầu tư đành chịu 'xuống nước' giảm giá bán dự án.
Tại dự án khu căn hộ chung cư Dương Nội thuộc quận Hà Đông, Hà Nội của Tập đoàn Nam Cường đang được giao dịch với mức giá chỉ khoảng 14 triệu đồng/m2, tương đương với mức giá của nhiều dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp.
Không những thế, chủ đầu tư và cả những người đã mua căn hộ trước đây còn gia tăng quyền lợi cho khách hàng bằng việc cắt giảm hàng loạt các loại phí, thậm chí nhiều người còn chấp nhận cắt lỗ khi chỉ bán với mức giá 11 - 12 triệu đồng/m2.
Như vậy, nếu so sánh với mức giá được chủ đầu tư tiến hành mở bán thời gian trước (khoảng 22 triệu đồng/m2 năm 2011 và xấp xỉ 20 triệu đồng/m2 năm 2012) thì không ít căn hộ đã giảm giá tới phân nửa kéo theo đó là khoản lỗ lên tới vài trăm triệu đồng/căn hộ của nhiều khách hàng đã mua nhà tại dự án này trước đó.
Có thể thấy xu hướng giảm giá đã xuất hiện ở một số dự án từ quý II/2013. Báo cáo chỉ số giá giao dịch BĐS căn hộ chung cư quý II/2013 của các đơn vị như Savills Vietnam, CBRE hay Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho thấy rõ điều này.
Theo đó, tất cả các loại căn hộ thuộc các phân khúc đều giảm mạnh so với thời điểm quý I, đặc biệt là các dự án chung cư trung cấp. Trong đó, quận Hà Đông là nơi có giá giảm mạnh nhất với 33%, kế đến là huyện Từ Liêm giảm 30%, Đống Đa 23%, Thanh Xuân 22% và khu vực giảm ít nhất là Cầu Giấy với 17%.
Riêng giá chung cư cao cấp quận Thanh Xuân giảm 17%, trong khi đó quận Cầu Giấy giảm 28%. Bên cạnh đó, quận Hoàng Mai có loại hình chung cư bình dân giảm đến 20%.
Ở một số dự án thuộc ‘hàng hot’ trên thị trường hiện nay, tình trạng trên cũng xảy ra tương tự. Theo khảo sát của phóng viên DĐĐT thời gian qua cho thấy, ở nhiều dự án BĐS, sau thời gian dài gần như không có giao dịch cộng thêm sức mua xuống thấp nhất trong tháng ‘cô hồn’ đã khiến các chủ đầu tư buộc lòng phải giảm giá bán.
Theo đó, đa số các dự án đều đưa ra mức giá giảm so với những đợt mở bán trước đó khoảng trên dưới 5 triệu đồng/m2, thậm chí có dự án còn giảm tới 7 triệu đồng/m2. Cụ thể, dự án Sky Garden Định Công hiện chỉ còn khoảng 17 triệu đồng/m2; Hạ Đình Tower (Thanh Xuân) khoảng 15 triệu đồng/m2; Westa Hà Đông 18 triệu đồng/m2; CT2 Tân Tây Đô khoảng từ 12 - 13,5 triệu/m2...
Các dự án chung cư mini ở các khu vực như Mỹ Đình, Trung Văn (Từ Liêm) hầu hết cũng đã giảm giá từ 4 – 5 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không hấp dẫn được khách mua.
Ông Hoàng Văn Hòa, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Hòa Bình, nhận định: Vài tháng gần đây, thị trường đã có sự chuyển biến rõ rệt về giá ở nhiều dự án thuộc các phân khúc từ bình dân tới cao cấp nên người mua cũng đã chịu xuống tiền. Đặc biệt việc giảm giá mạnh sẽ tiếp tục xảy ra tại các dự án đang cần thu hồi vốn gấp hay các dự án, căn hộ thuộc diện tài sản phát mãi của các ngân hàng.
Tuy nhiên, theo cách phân tích ví von của ông Hòa, việc BĐS rớt giá thời gian qua dẫn đến giao dịch sôi động tại một số dự án chỉ giống như những 'hạt mưa' nhỏ lẻ nên không đủ 'thấm' trên diện rộng đồng thời chưa thể tạo thành hiệu ứng lan tỏa toàn thị trường BĐS.
Đồng thời, trong khi nhiều chủ đầu tư tỏ ra khá nỗ lực trong việc 'đẩy hàng' thì tâm lý chờ đợi của khách hàng lại chưa được cải thiện bởi lẽ, theo ghi nhận từ các sàn giao dịch BĐS, đa số phản hồi của khách hàng đều cho rằng, BĐS đã được đẩy giá 'trên trời' nên dù đã giảm tới 40% thì vẫn còn khá cao so với thu nhập của đại đa số người dân.
Phân khúc căn hộ cao cấp cũng không đứng ngoài lề tình trạng rớt giá thê thảm thời gian qua, thậm chí nhiều số liệu thống kê còn cho thấy, phân khúc này đã đưa ra mức giảm giá lớn nhất.
Hàng loạt dự án như Hapulico (quận Thanh Xuân), Hyundai Hillstate (quận Hà Đông)… đã công bố mức giảm giá lên tới 30%. Thậm chí, các chủ đầu tư này còn mạnh tay hơn khi đưa ra chương trình thanh toán đặc biệt linh hoạt để kích cầu với việc khách hàng chỉ cần thanh toán 30% giá trị căn hộ là đã được nhận nhà. Hoặc như việc ưu đãi ‘khủng’ cho khách hàng với lãi suất 0% tối đa tới 18 tháng tại dự án Indochina Plaza Hanoi (quận Cầu Giấy).
Tại thị trường TP. HCM, tình trạng rớt giá còn thảm hơn ở phân khúc nhà phố và các khu biệt thự. Theo đó, theo nguồn tin của các sàn giao dịch BĐS phía Nam, các khu biệt thự tại khu vực quận 7 hay quận Phú Nhuận, … đang rớt giá mạnh.
Điển hình là những căn biệt thự trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (Phú Nhuận) với diện tích khoảng trên dưới 200m2 đã giả tỷ đồng/căn. Mức giá này còn khá thê thảm nếu đem so với giá bán khoảng 3 năm trước, thời điểm mà các căn biệt thự này có giá lên tới trên dưới 25 tỷ đồng/căn.
Tuy nhiên, theo bình luận của ông Hòa, điều đáng buồn ở đây là, mặc dù nhiều căn hộ đã đã giảm giá tới 40%, nhưng giá của những căn nhà phố, biệt thự kể trên xem ra vẫn còn là ‘điều khá xa vời' đối với đại đa số người dân Việt Nam có thu nhập dưới mức trung bình.
Do đó, thời gian gần đây, đi khắp các tuyến phố chính của Hà Nội và cả TP. HCM, có thể dễ dàng nhận thấy la liệt những cửa hàng kinh doanh đóng cửa im lìm, khu căn hộ chung cư và những cao ốc văn phòng trống trơn, …
Mặc dù theo nhiều ý kiến, tình trạng rớt giá ở một số dự án có thể chưa tạo ra hiệu ứng lan tỏa toàn thị trường BĐS nhưng ở một góc nhìn khác, có thể coi đây chính là cơ hội để nhiều người lựa chọn cho mình những dự án tốt, có mức giảm giá hợp lý để xuống tiền và sở hữu những căn nhà mơ ước.
Theo Diễn đàn đầu tư