Tuy được dự báo từ trước nhưng việc thị trường bất động sản đóng băng đã kéo theo sự "ra đi" của nhiều nhà đầu tư non kinh nghiệm.
Từ trước tới nay, phần đông khách hàng vẫn cho rằng bất động sản (BĐS) là nơi chỉ sinh lời mà ít ai nghĩ đến mức độ rủi ro của nó. Điều này được chứng minh qua việc nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã không ngán dốc hết hầu bao cho những phi vụ đầu tư tầm cỡ vào lĩnh vực "ít rủi ro" này. Kết quả, việc đầu tư theo đám đông đang khiến nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.
Ông Lê Chí Phúc, giám đốc đầu tư công ty Quản lý quỹ SGI Capital cho hay, một con số điều tra cho thấy, mỗi quý các doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực BĐS, xây lắp và vật liệu xây dựng đang phải trả lãi hơn 7.000 tỷ đồng, một con số khiến người nghe giật mình. Thông tin từ ngân hàng cho biết, thời gian tới các ngân hàng có thể sẽ xuất hiện thêm nợ xấu khi nhiều doanh nghiệp không còn tiền trả lãi vay, chứ chưa nói đến trả gốc. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp tiếp theo sẽ lao vào con đường phá sản.
Rủi ro không dừng lại ở các doanh nghiệp, chủ đầu tư mà còn cả phía người mua. Nhiều doanh nghiệp vỡ nợ đồng nghĩa với việc nhiều chủ đầu tư mất khả năng thanh toán và không thể hoàn thiện sản phẩm như hợp đồng đã ký, hậu quả này người mua nhà là người phải gánh chịu.
Điển hình cho những tên tuổi từng nổi danh trong giới BĐS phải kể đến như Nguyễn Thị Minh Tâm, Tạ Việt Quang, Bùi Thị Quyên... Đó đều là những trùm buôn bán BĐS nổi danh ở Hà Nội, Bắc Ninh. Thế nhưng, cho đến nay, nhắc đến những tên tuổi đó là người ta nói ngay đến chuyện không phá sản thì cũng đều đã phải trả giá đắt với BĐS.
Không chỉ cá nhân, nhiều doanh nghiệp lừng lẫy một thời cũng gặp cơn bĩ cực và phải chính thức tuyên bố "rút lui" khỏi BĐS. Điển hình như Tập đoàn Hoa Sen đã bán tháo gần hết các dự án của mình. Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch HĐQT tập đoàn này cho rằng, việc Hoa Sen quyết định rút khỏi thị trường BĐS là mảng kinh doanh phụ và tập trung cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là thép.
Không chỉ cá nhân, nhiều công ty doanh nghiệp cũng đã xóa tên mình khỏi bản đồ BĐS, công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom là một ví dụ. Trong kế hoạch kinh doanh trình đại hội cổ đông thường niên năm 2012, HĐQT Sacom đã dự tính chuyển nhượng khu đất tại 475/1 Điện Biên Phủ, TP HCM và nhất trí giao cho Ban điều hành thực hiện và báo cáo kết quả chuyển nhượng. Trong khi đó, việc chuyển nhượng dự án lúc thấp điểm của thị trường là không hề dễ dàng. Điều này đã gây thêm nhiều khó khăn cho Sacom và tự loại mình khỏi cuộc chơi là điều tất yếu.
Nói về xu thế của đầu tư BĐS, ông Lê Văn Hinh, nguyên trưởng phòng phân tích kinh tế vĩ mô Ngân hàng Nhà nước cho rằng: "Việc đầu tư BĐS theo trào lưu về mặt lý thuyết không có gì sai cả. Trong điều kiện bùng nổ giá BĐS thì với điều kiện thị trường kém minh bạch như Việt Nam (nhất là thiếu thông tin), người dân có khuynh hướng chạy theo đám đông (đầu tư theo trào lưu) là tất yếu và điều đó làm cho quả bóng đã căng lại càng được bơm căng... dẫn đến nguy cơ đổ vỡ. Điều này phản ánh một nền kinh tế kém hiệu quả và theo mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên (đất đai) và trào lưu đầu cơ, chấp nhận rủi ro quá mức... trong điều kiện quản lý hạn chế của các doanh nghiệp BĐS, hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Tình trạng phá sản khi đầu tư quá mức, chấp nhận rủi ro quá mức có thể là đau đớn nhưng là cần thiết cho quá trình cải cách và hướng tới sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn trên phạm vi một quốc gia (trong đó có đất)".
Như vậy, nhìn chung lại, vấn đề cần thiết và quan trọng nhất hiện nay vẫn là ở sự chỉ đạo và điều phối của Nhà nước đối với thị trường BĐS. Theo ông Hinh, Nhà nước cần có chính sách hợp lý để dòng vốn chảy vào khu vực BĐS một cách có kiểm soát, theo quy hoạch quốc gia. Nhà nước làm tốt việc quy hoạch quốc gia về đất đai, đảm bảo minh bạch, không thay đổi quá mức, không gây các cú sốc quá mức... thì BĐS sẽ được sử dụng hiệu quả mà doanh nghiệp BĐS cũng không dính vào vòng "dở khóc dở cười".
Về nguồn cung vốn là khu vực ngân hàng cũng cần được cải cách, nhất là năng lực lọc các dự án, ngăn chặn dòng tiền chảy quá mức vào khu vực "điên khùng" là cho vay dưới chuẩn. Hiện tại, chính sách tiền tệ, tín dụng của NHNN là tương đối tốt, đang hướng dòng vốn vào khu vực sản xuất vật chất thực sự nhằm hạn chế đầu cơ. Việc đảm bảo hiệu quả đồng vốn xã hội, ngăn chặn tình trạng bong bóng BĐS, có thể giảm lãi suất ngân hàng để phục vụ cho các dự án sản xuất thực sự sẽ khiến cho vốn không chảy quá mức vào BĐS như thời gian vừa qua.
Năm 2012, các chuyên gia dự báo thị trường BĐS sẽ còn nhiều khó khăn nên xu hướng mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực này được dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ. Vì thế, nhận định của ông Nguyễn Gia Thiều, giám đốc Trung tâm địa ốc Thành Đạt cũng đáng để nhiều người xem xét: "Từ trước đến nay BĐS vẫn là hấp lực lớn nhất. Trải qua vài lần sụt giảm nhẹ nhưng đà tăng tiến vẫn không hề giảm đã khiến cho BĐS như một sự đảm bảo thành công nên hầu như doanh nghiệp nào cũng muốn nhảy vào, nhà đầu tư nào cũng muốn có phần. Tham vọng quá lớn trên một thực lực quá yếu, hiểu biết hạn chế, bỏ qua cảnh báo cứ lao đầu vào đất nên bị "chết thảm", "tàn phế" hoặc "thương tật". Nhìn lại thấy sợ nhưng đó là một hệ quả tất yếu, một cái chết được báo trước".
BĐS đóng băng, nhiều "cái chết" đã được dự báo trước. (Ảnh minh họa)
Ông Lê Chí Phúc, giám đốc đầu tư công ty Quản lý quỹ SGI Capital cho hay, một con số điều tra cho thấy, mỗi quý các doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực BĐS, xây lắp và vật liệu xây dựng đang phải trả lãi hơn 7.000 tỷ đồng, một con số khiến người nghe giật mình. Thông tin từ ngân hàng cho biết, thời gian tới các ngân hàng có thể sẽ xuất hiện thêm nợ xấu khi nhiều doanh nghiệp không còn tiền trả lãi vay, chứ chưa nói đến trả gốc. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp tiếp theo sẽ lao vào con đường phá sản.
Rủi ro không dừng lại ở các doanh nghiệp, chủ đầu tư mà còn cả phía người mua. Nhiều doanh nghiệp vỡ nợ đồng nghĩa với việc nhiều chủ đầu tư mất khả năng thanh toán và không thể hoàn thiện sản phẩm như hợp đồng đã ký, hậu quả này người mua nhà là người phải gánh chịu.
Điển hình cho những tên tuổi từng nổi danh trong giới BĐS phải kể đến như Nguyễn Thị Minh Tâm, Tạ Việt Quang, Bùi Thị Quyên... Đó đều là những trùm buôn bán BĐS nổi danh ở Hà Nội, Bắc Ninh. Thế nhưng, cho đến nay, nhắc đến những tên tuổi đó là người ta nói ngay đến chuyện không phá sản thì cũng đều đã phải trả giá đắt với BĐS.
Không chỉ cá nhân, nhiều doanh nghiệp lừng lẫy một thời cũng gặp cơn bĩ cực và phải chính thức tuyên bố "rút lui" khỏi BĐS. Điển hình như Tập đoàn Hoa Sen đã bán tháo gần hết các dự án của mình. Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch HĐQT tập đoàn này cho rằng, việc Hoa Sen quyết định rút khỏi thị trường BĐS là mảng kinh doanh phụ và tập trung cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là thép.
Không chỉ cá nhân, nhiều công ty doanh nghiệp cũng đã xóa tên mình khỏi bản đồ BĐS, công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom là một ví dụ. Trong kế hoạch kinh doanh trình đại hội cổ đông thường niên năm 2012, HĐQT Sacom đã dự tính chuyển nhượng khu đất tại 475/1 Điện Biên Phủ, TP HCM và nhất trí giao cho Ban điều hành thực hiện và báo cáo kết quả chuyển nhượng. Trong khi đó, việc chuyển nhượng dự án lúc thấp điểm của thị trường là không hề dễ dàng. Điều này đã gây thêm nhiều khó khăn cho Sacom và tự loại mình khỏi cuộc chơi là điều tất yếu.
Nói về xu thế của đầu tư BĐS, ông Lê Văn Hinh, nguyên trưởng phòng phân tích kinh tế vĩ mô Ngân hàng Nhà nước cho rằng: "Việc đầu tư BĐS theo trào lưu về mặt lý thuyết không có gì sai cả. Trong điều kiện bùng nổ giá BĐS thì với điều kiện thị trường kém minh bạch như Việt Nam (nhất là thiếu thông tin), người dân có khuynh hướng chạy theo đám đông (đầu tư theo trào lưu) là tất yếu và điều đó làm cho quả bóng đã căng lại càng được bơm căng... dẫn đến nguy cơ đổ vỡ. Điều này phản ánh một nền kinh tế kém hiệu quả và theo mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên (đất đai) và trào lưu đầu cơ, chấp nhận rủi ro quá mức... trong điều kiện quản lý hạn chế của các doanh nghiệp BĐS, hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Tình trạng phá sản khi đầu tư quá mức, chấp nhận rủi ro quá mức có thể là đau đớn nhưng là cần thiết cho quá trình cải cách và hướng tới sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn trên phạm vi một quốc gia (trong đó có đất)".
Như vậy, nhìn chung lại, vấn đề cần thiết và quan trọng nhất hiện nay vẫn là ở sự chỉ đạo và điều phối của Nhà nước đối với thị trường BĐS. Theo ông Hinh, Nhà nước cần có chính sách hợp lý để dòng vốn chảy vào khu vực BĐS một cách có kiểm soát, theo quy hoạch quốc gia. Nhà nước làm tốt việc quy hoạch quốc gia về đất đai, đảm bảo minh bạch, không thay đổi quá mức, không gây các cú sốc quá mức... thì BĐS sẽ được sử dụng hiệu quả mà doanh nghiệp BĐS cũng không dính vào vòng "dở khóc dở cười".
Về nguồn cung vốn là khu vực ngân hàng cũng cần được cải cách, nhất là năng lực lọc các dự án, ngăn chặn dòng tiền chảy quá mức vào khu vực "điên khùng" là cho vay dưới chuẩn. Hiện tại, chính sách tiền tệ, tín dụng của NHNN là tương đối tốt, đang hướng dòng vốn vào khu vực sản xuất vật chất thực sự nhằm hạn chế đầu cơ. Việc đảm bảo hiệu quả đồng vốn xã hội, ngăn chặn tình trạng bong bóng BĐS, có thể giảm lãi suất ngân hàng để phục vụ cho các dự án sản xuất thực sự sẽ khiến cho vốn không chảy quá mức vào BĐS như thời gian vừa qua.
Năm 2012, các chuyên gia dự báo thị trường BĐS sẽ còn nhiều khó khăn nên xu hướng mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực này được dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ. Vì thế, nhận định của ông Nguyễn Gia Thiều, giám đốc Trung tâm địa ốc Thành Đạt cũng đáng để nhiều người xem xét: "Từ trước đến nay BĐS vẫn là hấp lực lớn nhất. Trải qua vài lần sụt giảm nhẹ nhưng đà tăng tiến vẫn không hề giảm đã khiến cho BĐS như một sự đảm bảo thành công nên hầu như doanh nghiệp nào cũng muốn nhảy vào, nhà đầu tư nào cũng muốn có phần. Tham vọng quá lớn trên một thực lực quá yếu, hiểu biết hạn chế, bỏ qua cảnh báo cứ lao đầu vào đất nên bị "chết thảm", "tàn phế" hoặc "thương tật". Nhìn lại thấy sợ nhưng đó là một hệ quả tất yếu, một cái chết được báo trước".
Theo Người đưa tin