Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Đoàn Nguyên Đức cho biết, năm 2013 sẽ dốc toàn lực xây khu phức hợp 300 triệu USD tại Yangon vì nếu nhanh chân có thể hái tỷ USD khi địa ốc Myanmar nóng lên trong 5 năm tới.
Theo trao đổi, ông Đức giải thích về việc nhảy vào thị trường Myanmar: "3 năm qua bất động sản TP HCM, Hà Nội lạnh tanh ở 0 độ C nhưng hiện Yangon mới khởi động ở 18-20 độ. Vài năm nữa thị trường này sẽ nóng bừng bừng, có thể kiếm tỷ đô như chơi nhưng ai nhanh chân mới được ăn trước".
Theo kế hoạch giai đoạn 1 của dự án phức hợp của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tại Yangon thực hiện từ năm 2013 đến 2015. Tuy nhiên, ông đổi chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh, bám sát thị trường Myanmar. Tập đoàn sẽ dốc toàn lực hoàn thành giai đoạn 1 trong năm 2013 để đưa vào khai thác năm 2014. "Sau Tết, tôi sẽ khởi công dự án này", ông nói.
Phối cảnh giai đoạn 1 của khu phức hợp Hoang Anh Gia Lai Myanmar Centre tại YangonHiện nay HAGL đang từng bước xuất vật liệu xây dựng từ Việt Nam sang Myanmar, góp phần giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp trong nước. Dự kiến sẽ có 30.000 tấn sắt, 200.000 tấn xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác: gỗ, đá, kính, nhôm, gạch... từ Việt Nam xuất sang Myanmar bằng đường thủy phục vụ dự án này.
Người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam tiết lộ, điểm thuận lợi khi đầu tư khu phức hợp tại Yangon là giá sắt từ nhà máy vận chuyển sang Myanmar rẻ hơn về Việt Nam 20%. Xi măng đưa từ Quảng Ninh tới Yangon bằng giá về Sài Gòn. Gỗ đá của Hoàng Anh Gia Lai chở từ Quy Nhơn sang Miến Điện rẻ hơn vận chuyển đường bộ về TP HCM. Lương công nhân lao động phổ thông tại Myanmar chỉ bằng một nửa so với Việt Nam.
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Đoàn Nguyên ĐứcTuy nhiên, sức hấp dẫn không nằm ở chi phí vận chuyển vật tư rẻ. Lý do tập trung vào Yangon, theo ông, vì giá bất động sản tại đây cao gấp 3-4 lần tại Việt Nam, công suất lớn, nguồn cung lại rất khan hiếm. Bầu Đức tiết lộ đã âm thầm khảo sát thị trường Myanmar 2 năm qua và thu về những con số gây sốc.
Cụ thể, văn phòng cho thuê hạng B ở Yangon 80 USD mỗi m2 một tháng, cao hơn TP HCM gấp 4 lần. Văn phòng hạng A 100 USD mỗi m2 một tháng (cao hơn Sài Gòn 3,3 lần) nhưng hầu như không có hàng. Căn hộ dịch vụ cho thuê một phòng ngủ rộng 60 m2 giá 5.000 USD một tháng (gấp 2,5 lần Việt Nam), loại 2-3 phòng ngủ lên tới 8.000 USD một tháng. Khách sạn 4 sao khá cũ giá 300-400 UDS một đêm và luôn kín phòng vì thiếu hụt nguồn cung.
Thị trường bất động sản Yangon, Myanmar được đánh giá chỉ mới nóng 20độ C, khan hiếm văn phòng cho thuê, căn hộ dịch vụ, khách sạn và có thể đạt 80 độ C vào năm 2018.Bầu Đức nhẩm tính, căn hộ dịch vụ 60 m2 giá 5.000 USD một tháng, vị chi cho thuê được 60.000 USD một năm. Vòng quay vốn đầu tư căn hộ trung bình 5 năm, nếu bán căn hộ khoảng 300.000 USD một căn. Khu phức hợp dự kiến có 1.000 căn hộ dịch vụ cho thuê, chỉ khai thác khoản này có thể thu về 300 triệu USD.
Văn phòng cho thuê hạng B 80 USD mỗi m2 một tháng, ước tính mỗi tòa nhà văn phòng của dự án thu về 100 triệu USD một năm. Vòng quay của vốn đầu tư văn phòng trung bình 7-10 năm, như vậy chỉ tính riêng một tòa nhà văn phòng đi vào hoạt động có thể khai thác 700 triệu -một tỷ USD nếu nhanh chóng đi vào khai thác.
Chủ tịch HAGL dự báo, thị trường bất động sản Myanmar sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Hệ thống luật tại đây đang được xây dựng theo chiều hướng hiện đại, tích cực, cởi mở. Nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế 5 năm, sau 5 năm thuế thu nhập 25% và không phải đóng thuế khi chuyển lợi nhuận về nước. Trong thời gian một năm sau khi quyết toán xong nhà đầu tư được quyền chuyển tiền từ Myanmar về nước.
Theo ông Đức, cải cách kinh tế sâu rộng và chính sách ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài thông thoáng sẽ giúp Myanmar trở thành điểm đến của các dòng vốn FDI khắp nơi trên thế giới đổ về. Nhu cầu văn phòng, thương mại, khách sạn, căn hộ dịch vụ tại các đô thị lớn của nước này theo đó cũng sẽ tăng đột biến.
Từng chứng kiến nhiều cơn nóng lạnh của thị trường bất động sản Việt Nam, đầu tư bất động sản tại Thái Lan và nay là Myanmar, bầu Đức cho rằng bí quyết sống còn là đến sớm nhất và phải thu được cả vốn lẫn lời khi thị trường đạt 80 độ C. Nếu cố nán lại chờ tăng đến 90 độ C mới rút lui thì có chạy cũng không còn kịp nữa vì thị trường sắp bước vào giai đoạn nguội dần và trở về 0 độ C.
"Trong vòng 5 năm tới, tức là đến năm 2018, bất động sản Myanmar sẽ nóng đến 80 độ C. Chúng tôi sẽ chạy nước rút hoàn thành giai đoạn 1 của dự án trong năm 2013 và chuyển ngay sang giai đoạn 2 nhằm thu hồi vốn và đạt lợi nhuận kỳ vọng trong 4 năm tới", ông phân tích.
Theo kế hoạch giai đoạn 1 của dự án phức hợp của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tại Yangon thực hiện từ năm 2013 đến 2015. Tuy nhiên, ông đổi chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh, bám sát thị trường Myanmar. Tập đoàn sẽ dốc toàn lực hoàn thành giai đoạn 1 trong năm 2013 để đưa vào khai thác năm 2014. "Sau Tết, tôi sẽ khởi công dự án này", ông nói.
Phối cảnh giai đoạn 1 của khu phức hợp Hoang Anh Gia Lai Myanmar Centre tại Yangon
Người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam tiết lộ, điểm thuận lợi khi đầu tư khu phức hợp tại Yangon là giá sắt từ nhà máy vận chuyển sang Myanmar rẻ hơn về Việt Nam 20%. Xi măng đưa từ Quảng Ninh tới Yangon bằng giá về Sài Gòn. Gỗ đá của Hoàng Anh Gia Lai chở từ Quy Nhơn sang Miến Điện rẻ hơn vận chuyển đường bộ về TP HCM. Lương công nhân lao động phổ thông tại Myanmar chỉ bằng một nửa so với Việt Nam.
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Đoàn Nguyên Đức
Cụ thể, văn phòng cho thuê hạng B ở Yangon 80 USD mỗi m2 một tháng, cao hơn TP HCM gấp 4 lần. Văn phòng hạng A 100 USD mỗi m2 một tháng (cao hơn Sài Gòn 3,3 lần) nhưng hầu như không có hàng. Căn hộ dịch vụ cho thuê một phòng ngủ rộng 60 m2 giá 5.000 USD một tháng (gấp 2,5 lần Việt Nam), loại 2-3 phòng ngủ lên tới 8.000 USD một tháng. Khách sạn 4 sao khá cũ giá 300-400 UDS một đêm và luôn kín phòng vì thiếu hụt nguồn cung.
Thị trường bất động sản Yangon, Myanmar được đánh giá chỉ mới nóng 20độ C, khan hiếm văn phòng cho thuê, căn hộ dịch vụ, khách sạn và có thể đạt 80 độ C vào năm 2018.
Văn phòng cho thuê hạng B 80 USD mỗi m2 một tháng, ước tính mỗi tòa nhà văn phòng của dự án thu về 100 triệu USD một năm. Vòng quay của vốn đầu tư văn phòng trung bình 7-10 năm, như vậy chỉ tính riêng một tòa nhà văn phòng đi vào hoạt động có thể khai thác 700 triệu -một tỷ USD nếu nhanh chóng đi vào khai thác.
Chủ tịch HAGL dự báo, thị trường bất động sản Myanmar sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Hệ thống luật tại đây đang được xây dựng theo chiều hướng hiện đại, tích cực, cởi mở. Nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế 5 năm, sau 5 năm thuế thu nhập 25% và không phải đóng thuế khi chuyển lợi nhuận về nước. Trong thời gian một năm sau khi quyết toán xong nhà đầu tư được quyền chuyển tiền từ Myanmar về nước.
Theo ông Đức, cải cách kinh tế sâu rộng và chính sách ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài thông thoáng sẽ giúp Myanmar trở thành điểm đến của các dòng vốn FDI khắp nơi trên thế giới đổ về. Nhu cầu văn phòng, thương mại, khách sạn, căn hộ dịch vụ tại các đô thị lớn của nước này theo đó cũng sẽ tăng đột biến.
Từng chứng kiến nhiều cơn nóng lạnh của thị trường bất động sản Việt Nam, đầu tư bất động sản tại Thái Lan và nay là Myanmar, bầu Đức cho rằng bí quyết sống còn là đến sớm nhất và phải thu được cả vốn lẫn lời khi thị trường đạt 80 độ C. Nếu cố nán lại chờ tăng đến 90 độ C mới rút lui thì có chạy cũng không còn kịp nữa vì thị trường sắp bước vào giai đoạn nguội dần và trở về 0 độ C.
"Trong vòng 5 năm tới, tức là đến năm 2018, bất động sản Myanmar sẽ nóng đến 80 độ C. Chúng tôi sẽ chạy nước rút hoàn thành giai đoạn 1 của dự án trong năm 2013 và chuyển ngay sang giai đoạn 2 nhằm thu hồi vốn và đạt lợi nhuận kỳ vọng trong 4 năm tới", ông phân tích.
Theo vnExpress