Xác định năm 2013 sẽ là thời của phân khúc căn hộ giá thấp, các doanh nghiệp bất động sản, nhất là các doanh nghiệp nhà nước có quỹ đất sạch đã tập trung nguồn lực, ưu tiên cho phân khúc này.
Bộ Xây dựng yêu cầu trong quý I/2013, các địa phương phải ban hành hướng dẫn chuyển dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, có 4 nhóm giải pháp trọng tâm cần triển khai thực hiện ngay để đưa Nghị quyết này vào cuộc sống. Và khi tháo gỡ được khó khăn cho thị trường BĐS thì sẽ có hiệu quả liên thông sang nhiều vấn đề khác như giải quyết được nợ xấu của ngân hàng, tăng nguồn thu ngân sách, giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động… “Đây là khâu then chốt, có tác động lan tỏa đến vấn đề tăng trưởng của cả nền kinh tế”, ông Nam nhấn mạnh.
Nhóm giải pháp đầu tiên được ông Nam nhắc đến là rà soát các dự án BĐS. Mặc dù Chính phủ mới giao cho Bộ Xây dựng triển khai thực hiện tại Nghị quyết 02, nhưng ngay từ tháng 7/2012, Bộ Xây dựng đã lập đoàn kiểm tra tại 11 tỉnh, thành và đã có 58 địa phương có báo cáo gửi lên Bộ. Qua đó, Bộ Xây dựng đã phân loại thành các nhóm: dự án phải dừng triển khai, tạm dừng có điều chỉnh và cho phép triển khai tiếp tục. Tuy nhiên, ông Nam cũng thừa nhận, tại các địa phương có nhiều dự án lớn thì công tác rà soát phân loại dự án vẫn chưa đạt yêu cầu của Bộ Xây dựng.
“Qua rà soát, các địa phương tự đề xuất thu hồi dưới 1% tổng số dự án, trong khi Bộ muốn con số đấy là 30 - 40%. Bởi vậy, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa ra những tiêu chí cụ thể để làm căn cứ ra quyết định thu hồi dự án không phù hợp”, ông Nam nói.
Nhóm giải pháp thứ hai là yêu cầu chính quyền các địa phương phải nhanh chóng ban hành quy trình, thủ tục và giải quyết nhanh chóng các trường hợp dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Ông Nam nhìn nhận, đây là một giải pháp đạt được nhiều mục tiêu, vừa phục vụ mục tiêu an sinh xã hội, vừa giúp giảm hàng tồn kho cho DN bất động sản, kích thích tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, ông Nam cho biết, Bộ Xây dựng có kiến nghị trong quý I/2013, các địa phương phải ban hành những hướng dẫn về quy trình, thủ tục trên.
“Hiện đã có nhiều doanh nghiệp đến đăng ký xin chuyển đổi mục đích sử dụng các dự án này. Đề nghị các sở xây dựng của các địa phương chủ động xây dựng quy trình chuyển đổi ngay trong quý I, chậm nhất là đầu quý II/2013, để các doanh nghiệp sớm triển khai thực hiện trong vòng 6 tháng đến 1 năm, có sản phẩm đưa ra thị trường”, ông Nam nói.
Nhóm giải pháp pháp thứ ba có liên quan đến nhà ở tái định cư. Theo Nghị quyết 02, sẽ hạn chế tối đa đầu tư từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng mới nhà tái định cư. Theo ông Nam, nhà tái định cư hiện đang có chất lượng thấp, lại được xây dựng ở những vị trí chưa có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nên người dân rất “dị ứng” với loại hình này.
“Sắp tới, chúng ta vẫn tiến hành đầu tư cho loại hình này từ nguồn vốn ngân sách nhưng không bằng hình thức đầu tư trực tiếp mà Chính phủ đã cho phép dùng các nguồn tiền ngân sách có trong kế hoạch để mua lại các nhà ở thương mại có vị trí, giá cả và quy mô phù hợp để làm nhà tái định cư. Thậm chí, Nghị quyết 02 còn cho phép Bộ Tài chính ứng trước ngân sách của các năm sau để các địa phương có nguồn vốn mua nhà thương mại làm nhà tái định cư. Như vậy, cả người dân và doanh nghiệp cùng có lợi, một phân khúc nhà ở sẽ được giải quyết hàng tồn kho”, ông Nam nói. Các sở xây dựng cần chủ động lên kế hoạch về nhà ở tái định cư để trình UBND tỉnh có kế hoạch mua lại từ tiền ngân sách, ông Nam đề nghị.
Các địa phương cũng cần chủ động xây dựng các chương trình phát triển nhà ở hàng năm, 5 năm và dài hạn theo quy định trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 mà Thủ tướng đã ban hành. Dù chiến lược này đã được ban hành hơn 1 năm nay, nhưng vẫn có nhiều địa phương chưa triển khai. “Đây là một trong những nguyên nhân khiến thị trường BĐS phát triển thiếu tổ chức, thiếu dự báo và không cân đối với nhu cầu thị trường, kể cả về số lượng và cơ cấu hàng hóa”, ông Nam nhận định.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, có 4 nhóm giải pháp trọng tâm cần triển khai thực hiện ngay để đưa Nghị quyết này vào cuộc sống. Và khi tháo gỡ được khó khăn cho thị trường BĐS thì sẽ có hiệu quả liên thông sang nhiều vấn đề khác như giải quyết được nợ xấu của ngân hàng, tăng nguồn thu ngân sách, giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động… “Đây là khâu then chốt, có tác động lan tỏa đến vấn đề tăng trưởng của cả nền kinh tế”, ông Nam nhấn mạnh.
Nhóm giải pháp đầu tiên được ông Nam nhắc đến là rà soát các dự án BĐS. Mặc dù Chính phủ mới giao cho Bộ Xây dựng triển khai thực hiện tại Nghị quyết 02, nhưng ngay từ tháng 7/2012, Bộ Xây dựng đã lập đoàn kiểm tra tại 11 tỉnh, thành và đã có 58 địa phương có báo cáo gửi lên Bộ. Qua đó, Bộ Xây dựng đã phân loại thành các nhóm: dự án phải dừng triển khai, tạm dừng có điều chỉnh và cho phép triển khai tiếp tục. Tuy nhiên, ông Nam cũng thừa nhận, tại các địa phương có nhiều dự án lớn thì công tác rà soát phân loại dự án vẫn chưa đạt yêu cầu của Bộ Xây dựng.
“Qua rà soát, các địa phương tự đề xuất thu hồi dưới 1% tổng số dự án, trong khi Bộ muốn con số đấy là 30 - 40%. Bởi vậy, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa ra những tiêu chí cụ thể để làm căn cứ ra quyết định thu hồi dự án không phù hợp”, ông Nam nói.
Nhóm giải pháp thứ hai là yêu cầu chính quyền các địa phương phải nhanh chóng ban hành quy trình, thủ tục và giải quyết nhanh chóng các trường hợp dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Ông Nam nhìn nhận, đây là một giải pháp đạt được nhiều mục tiêu, vừa phục vụ mục tiêu an sinh xã hội, vừa giúp giảm hàng tồn kho cho DN bất động sản, kích thích tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, ông Nam cho biết, Bộ Xây dựng có kiến nghị trong quý I/2013, các địa phương phải ban hành những hướng dẫn về quy trình, thủ tục trên.
“Hiện đã có nhiều doanh nghiệp đến đăng ký xin chuyển đổi mục đích sử dụng các dự án này. Đề nghị các sở xây dựng của các địa phương chủ động xây dựng quy trình chuyển đổi ngay trong quý I, chậm nhất là đầu quý II/2013, để các doanh nghiệp sớm triển khai thực hiện trong vòng 6 tháng đến 1 năm, có sản phẩm đưa ra thị trường”, ông Nam nói.
Nhóm giải pháp pháp thứ ba có liên quan đến nhà ở tái định cư. Theo Nghị quyết 02, sẽ hạn chế tối đa đầu tư từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng mới nhà tái định cư. Theo ông Nam, nhà tái định cư hiện đang có chất lượng thấp, lại được xây dựng ở những vị trí chưa có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nên người dân rất “dị ứng” với loại hình này.
“Sắp tới, chúng ta vẫn tiến hành đầu tư cho loại hình này từ nguồn vốn ngân sách nhưng không bằng hình thức đầu tư trực tiếp mà Chính phủ đã cho phép dùng các nguồn tiền ngân sách có trong kế hoạch để mua lại các nhà ở thương mại có vị trí, giá cả và quy mô phù hợp để làm nhà tái định cư. Thậm chí, Nghị quyết 02 còn cho phép Bộ Tài chính ứng trước ngân sách của các năm sau để các địa phương có nguồn vốn mua nhà thương mại làm nhà tái định cư. Như vậy, cả người dân và doanh nghiệp cùng có lợi, một phân khúc nhà ở sẽ được giải quyết hàng tồn kho”, ông Nam nói. Các sở xây dựng cần chủ động lên kế hoạch về nhà ở tái định cư để trình UBND tỉnh có kế hoạch mua lại từ tiền ngân sách, ông Nam đề nghị.
Các địa phương cũng cần chủ động xây dựng các chương trình phát triển nhà ở hàng năm, 5 năm và dài hạn theo quy định trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 mà Thủ tướng đã ban hành. Dù chiến lược này đã được ban hành hơn 1 năm nay, nhưng vẫn có nhiều địa phương chưa triển khai. “Đây là một trong những nguyên nhân khiến thị trường BĐS phát triển thiếu tổ chức, thiếu dự báo và không cân đối với nhu cầu thị trường, kể cả về số lượng và cơ cấu hàng hóa”, ông Nam nhận định.
Theo ĐTCK