Để giải bài toán kinh doanh bế tắc hiện nay, các DN BĐS hiện đang hợp tác mật thiết hơn với các ngân hàng để hỗ trợ người mua nhà nhằm kích cầu cho thị trường.
Lạm phát “thổi” bi quan vào thị trường BĐS
Thông lệ “dễ thở” hơn về cuối năm của thị trường bất động sản (BĐS) có lẽ sẽ không còn duy trì tiếp trong năm nay. Sau một thời gian dài trầm lắng, thanh khoản trượt dốc không phanh, đến thời điểm này những khó khăn mà nhà đầu tư phải đối mặt dường như vẫn chưa phải đã hết.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, ngay cả khi xuất hiện các tín hiệu tích cực hơn đến từ những yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản trong quý II và đầu quý III, thị trường BĐS vẫn chỉ phản ứng ỳ ạch, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường gần như không có mấy chuyển biến.
Ông Mark Townsend - Giám đốc điều hành Công ty CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE Việt Nam) cho biết, lạm phát được khống chế ở mức thấp, kéo mặt bằng lãi suất giảm mạnh. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã nới lỏng hơn tín dụng đối với BĐS. Thế nhưng lòng tin của người mua nhà nói chung phục hồi rất chậm chạp. Thị trường BĐS vẫn chưa đón được “gió mới”.
Tuy nhiên, tình hình vĩ mô đã thay đổi rất nhanh trong khoảng 2 tháng nay. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng trở lại trong tháng 8 và dự báo tháng 9 này, CPI có thể tăng tới 1,5 - 2% so với tháng trước. Với lạm phát cao trở lại, nhiều khả năng lãi suất sẽ khó có thể hạ tiếp được. Đây sẽ là điều bất lợi lớn đối với thị trường BĐS, gây cản trở luồng tiền vào thị trường này, qua đó khiến thanh khoản được dự báo sẽ tiếp tục trở nên khó khăn hơn.
Bức tranh chung của thị trường hiện tại và ít nhất trong ngắn hạn đang chuyển biến xấu đi khi lạm phát trở lại. Vì vậy, theo ông Mark Townsend đã đến lúc nhà đầu tư nên tính toán lại và tìm lối ra cho riêng mình. Tìm cách thoát khỏi các phân khúc ẩn chứa nhiều rủi ro với thiệt hại nhỏ nhất có thể và tìm đến các phân khúc đầu tư khả thi hơn. Ít nhất là trong thời điểm hiện tại, phân khúc nhà ở và căn hộ có giá cả vừa phải vẫn đang thu hút được người tìm mua.
Tìm điểm tựa từ ngân hàng
Để giải bài toán kinh doanh bế tắc hiện nay, các DN BĐS hiện đang hợp tác mật thiết hơn với các ngân hàng để hỗ trợ người mua nhà nhằm kích cầu cho thị trường.
Nhận định về các phân khúc thị trường hiện tại, ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng giám đốc Công ty Vinalink Land cho rằng, có một mảng sáng trong thị trường là nhu cầu nhà thương mại dành cho người có thu nhập thấp (đặc biệt loại có giá bán từ 12-14 triệu đồng/m2) vẫn phát triển rất tốt. Do đó, nếu DN tập trung đầu tư phát triển mảng thị trường này thì vẫn có thể tăng trưởng tốt.
Đáng chú ý, đây là mảng thị trường nhắm chủ yếu đến đối tượng khách hàng là người từ các tỉnh đến sinh sống, làm việc tại các đô thị. Bởi hiện nay, xu hướng dịch chuyển dân cư vào các đô thị ngày càng rõ rệt. Do vậy, thị trường BĐS nên chú trọng vào thị trường nhà thu nhập vừa và thấp (chiếm 90-95% nhu cầu hiện tại), thay vì phát triển thị trường nhà cao cấp như giai đoạn trước. Nếu thị trường có đầy đủ những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực chất của khách hàng thì thị trường sẽ tăng trưởng trở lại.
Trong khi đó, về phía các ngân hàng hiện đang có những tiêu chí lựa chọn khắt khe hơn đối với các chủ đầu tư và dự án để tiếp tục hỗ trợ vốn. Theo đó, các ngân hàng cho biết việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng sẽ chỉ áp dụng cho các khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, được đánh giá là có khả năng phục hồi, vượt qua được khó khăn. Các dự án được lựa chọn sẽ là các dự án có tính khả thi cao, hiệu quả, có khả năng trả nợ cao.
Trường hợp Vietcombank hỗ trợ lãi suất 0% trong năm đầu cho khách hàng mua nhà tại dự án Indochina Plaza Hanoi (IPH) đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo khách hàng là một biểu hiện tích cực của thị trường hiện nay. Việc các nhà băng đã và đang trở thành điểm tựa duy nhất, hiệu quả đối với nhiều “chủ đất” trong việc đẩy nhanh dòng chảy kinh doanh cũng đang mở ra hướng đi mới cho thị trường giai đoạn cuối năm.
Thông lệ “dễ thở” hơn về cuối năm của thị trường bất động sản (BĐS) có lẽ sẽ không còn duy trì tiếp trong năm nay. Sau một thời gian dài trầm lắng, thanh khoản trượt dốc không phanh, đến thời điểm này những khó khăn mà nhà đầu tư phải đối mặt dường như vẫn chưa phải đã hết.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, ngay cả khi xuất hiện các tín hiệu tích cực hơn đến từ những yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản trong quý II và đầu quý III, thị trường BĐS vẫn chỉ phản ứng ỳ ạch, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường gần như không có mấy chuyển biến.
Ông Mark Townsend - Giám đốc điều hành Công ty CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE Việt Nam) cho biết, lạm phát được khống chế ở mức thấp, kéo mặt bằng lãi suất giảm mạnh. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã nới lỏng hơn tín dụng đối với BĐS. Thế nhưng lòng tin của người mua nhà nói chung phục hồi rất chậm chạp. Thị trường BĐS vẫn chưa đón được “gió mới”.
Tuy nhiên, tình hình vĩ mô đã thay đổi rất nhanh trong khoảng 2 tháng nay. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng trở lại trong tháng 8 và dự báo tháng 9 này, CPI có thể tăng tới 1,5 - 2% so với tháng trước. Với lạm phát cao trở lại, nhiều khả năng lãi suất sẽ khó có thể hạ tiếp được. Đây sẽ là điều bất lợi lớn đối với thị trường BĐS, gây cản trở luồng tiền vào thị trường này, qua đó khiến thanh khoản được dự báo sẽ tiếp tục trở nên khó khăn hơn.
Bức tranh chung của thị trường hiện tại và ít nhất trong ngắn hạn đang chuyển biến xấu đi khi lạm phát trở lại. Vì vậy, theo ông Mark Townsend đã đến lúc nhà đầu tư nên tính toán lại và tìm lối ra cho riêng mình. Tìm cách thoát khỏi các phân khúc ẩn chứa nhiều rủi ro với thiệt hại nhỏ nhất có thể và tìm đến các phân khúc đầu tư khả thi hơn. Ít nhất là trong thời điểm hiện tại, phân khúc nhà ở và căn hộ có giá cả vừa phải vẫn đang thu hút được người tìm mua.
Tìm điểm tựa từ ngân hàng
Để giải bài toán kinh doanh bế tắc hiện nay, các DN BĐS hiện đang hợp tác mật thiết hơn với các ngân hàng để hỗ trợ người mua nhà nhằm kích cầu cho thị trường.
Nhận định về các phân khúc thị trường hiện tại, ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng giám đốc Công ty Vinalink Land cho rằng, có một mảng sáng trong thị trường là nhu cầu nhà thương mại dành cho người có thu nhập thấp (đặc biệt loại có giá bán từ 12-14 triệu đồng/m2) vẫn phát triển rất tốt. Do đó, nếu DN tập trung đầu tư phát triển mảng thị trường này thì vẫn có thể tăng trưởng tốt.
Đáng chú ý, đây là mảng thị trường nhắm chủ yếu đến đối tượng khách hàng là người từ các tỉnh đến sinh sống, làm việc tại các đô thị. Bởi hiện nay, xu hướng dịch chuyển dân cư vào các đô thị ngày càng rõ rệt. Do vậy, thị trường BĐS nên chú trọng vào thị trường nhà thu nhập vừa và thấp (chiếm 90-95% nhu cầu hiện tại), thay vì phát triển thị trường nhà cao cấp như giai đoạn trước. Nếu thị trường có đầy đủ những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực chất của khách hàng thì thị trường sẽ tăng trưởng trở lại.
Trong khi đó, về phía các ngân hàng hiện đang có những tiêu chí lựa chọn khắt khe hơn đối với các chủ đầu tư và dự án để tiếp tục hỗ trợ vốn. Theo đó, các ngân hàng cho biết việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng sẽ chỉ áp dụng cho các khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, được đánh giá là có khả năng phục hồi, vượt qua được khó khăn. Các dự án được lựa chọn sẽ là các dự án có tính khả thi cao, hiệu quả, có khả năng trả nợ cao.
Trường hợp Vietcombank hỗ trợ lãi suất 0% trong năm đầu cho khách hàng mua nhà tại dự án Indochina Plaza Hanoi (IPH) đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo khách hàng là một biểu hiện tích cực của thị trường hiện nay. Việc các nhà băng đã và đang trở thành điểm tựa duy nhất, hiệu quả đối với nhiều “chủ đất” trong việc đẩy nhanh dòng chảy kinh doanh cũng đang mở ra hướng đi mới cho thị trường giai đoạn cuối năm.
Theo Thời báo Ngân hàng