Theo báo cáo tổng kết của Bộ Xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản những năm vừa qua đã tăng mạnh. Năm 2002, mức thu đạt 5.486 tỷ đồng tuy nhiên năm 2011 đã tăng 67 ngàn tỷ đồng.
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo tổng kết về hiệu quả Luật kinh doanh bất động sản, theo đánh giá Bộ Xây dựng, kể từ khi có Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006, hoạt động kinh doanh bất động sản đã có những bước phát triển mạnh, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hàng nghìn dự án nhà ở để bán, cho thuê, các nhà đầu tư cũng đã chuyển hướng mạnh sang đầu tư xây dựng hàng trăm dự án khu văn phòng, trung tâm thương mại và phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.
Hoạt động kinh doanh bất động sản phát triển cũng giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước, theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2002 thu ngân sách từ bất động sản chỉ đạt 5.486 tỷ đồng nhưng đến năm 2011 đã tăng lên 67.000 tỷ đồng, riêng năm 2011 đã tăng hơn so với năm 2010 là 27.000 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản cũng tăng cao, tính đến 31/12/2011 cả nước có 303 dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép còn hiệu lực (trong đó có 157 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký là 45,9 tỷ USD (chiếm 25% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam).
Nguồn vốn tín dụng cho hoạt động kinh doanh bất động sản cũng tăng đáng kể, theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, tổng dự nợ tín dụng bất động sản trong cả nước tính đến ngày 31/12/2012 là hơn 228.000 tỷ đồng, tăng 14,1% so với thời điểm 31/12/2011.
Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh bất động sản thì các tổ chức trung gian hỗ trợ cho thị trường bất động sản như: hệ thống sàn giao dịch bất động sản, hệ thống công chứng, các tổ chức đào tạo bất động sản, đội ngũ môi giới và định giá bất động sản cũng đã từng bước hình thành và đi vào hoạt động ổn định. Tính đến hết tháng 3/2013, cả nước đã có 1.012 sàn giao dịch bất động sản được thành lập (trong đó Hà Nội có 469 sàn, TP.Hồ Chí Minh có 397 sàn). Nhiều sàn giao dịch có sự đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực và từng bước hoạt động chuyên nghiệp hóa.
Theo báo cáo sơ bộ, trong năm 2012 đã có hơn 8.000 giao dịch bất động sản được thực hiện qua sàn với giá trị giao dịch đạt khoảng 10.000 tỷ đồng.
Cũng theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản ở các thành lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh, nhưng tại nhiều tỉnh, thành phố khác mới chỉ trong giai đoạn đầu của sự phát triển thị trường, đặc biệt là các tỉnh trung du, miền núi. Thị trường phát triển không ổn định, sau thời gian phát triển nóng (giai đoạn 2007-2008), đến nay thị trường lại bị đóng băng, hàng hóa tồn kho nhiều, không tiêu thụ được, dẫn đến gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, giảm thu ngân sách nhà nước và gây đình trệ sản xuất, đặc biệt là đối với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh hàng trang trí nội thất...(theo báo cáo của 50/63 địa phương thì đối với nhà ở đã tồn kho hơn 42.000 căn (gồm cả căn hộ và nhà ở thấp tầng), văn phòng cho thuê tồn kho khoảng gần 93.000 m2, đất nền nhà ở hơn 7.922.000 m2 (792,2 ha)..., ước tính giá trị tổng lượng vốn tồn kho khoảng 111.963 tỷ đồng).
Mặc dù số lượng nhà ở tồn kho còn nhiều nhưng giá bất động sản nhìn chung vẫn còn đứng ở mức cao, vượt quá khả năng tài chính của người có nhu cầu thực sự về nhà ở nên đã ảnh hưởng không tốt đến việc tạo lập chỗ ở cho người dân, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
Hoạt động kinh doanh bất động sản phát triển cũng giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước, theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2002 thu ngân sách từ bất động sản chỉ đạt 5.486 tỷ đồng nhưng đến năm 2011 đã tăng lên 67.000 tỷ đồng, riêng năm 2011 đã tăng hơn so với năm 2010 là 27.000 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản cũng tăng cao, tính đến 31/12/2011 cả nước có 303 dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép còn hiệu lực (trong đó có 157 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký là 45,9 tỷ USD (chiếm 25% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam).
Nguồn vốn tín dụng cho hoạt động kinh doanh bất động sản cũng tăng đáng kể, theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, tổng dự nợ tín dụng bất động sản trong cả nước tính đến ngày 31/12/2012 là hơn 228.000 tỷ đồng, tăng 14,1% so với thời điểm 31/12/2011.
Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh bất động sản thì các tổ chức trung gian hỗ trợ cho thị trường bất động sản như: hệ thống sàn giao dịch bất động sản, hệ thống công chứng, các tổ chức đào tạo bất động sản, đội ngũ môi giới và định giá bất động sản cũng đã từng bước hình thành và đi vào hoạt động ổn định. Tính đến hết tháng 3/2013, cả nước đã có 1.012 sàn giao dịch bất động sản được thành lập (trong đó Hà Nội có 469 sàn, TP.Hồ Chí Minh có 397 sàn). Nhiều sàn giao dịch có sự đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực và từng bước hoạt động chuyên nghiệp hóa.
Theo báo cáo sơ bộ, trong năm 2012 đã có hơn 8.000 giao dịch bất động sản được thực hiện qua sàn với giá trị giao dịch đạt khoảng 10.000 tỷ đồng.
Cũng theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản ở các thành lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh, nhưng tại nhiều tỉnh, thành phố khác mới chỉ trong giai đoạn đầu của sự phát triển thị trường, đặc biệt là các tỉnh trung du, miền núi. Thị trường phát triển không ổn định, sau thời gian phát triển nóng (giai đoạn 2007-2008), đến nay thị trường lại bị đóng băng, hàng hóa tồn kho nhiều, không tiêu thụ được, dẫn đến gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, giảm thu ngân sách nhà nước và gây đình trệ sản xuất, đặc biệt là đối với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh hàng trang trí nội thất...(theo báo cáo của 50/63 địa phương thì đối với nhà ở đã tồn kho hơn 42.000 căn (gồm cả căn hộ và nhà ở thấp tầng), văn phòng cho thuê tồn kho khoảng gần 93.000 m2, đất nền nhà ở hơn 7.922.000 m2 (792,2 ha)..., ước tính giá trị tổng lượng vốn tồn kho khoảng 111.963 tỷ đồng).
Mặc dù số lượng nhà ở tồn kho còn nhiều nhưng giá bất động sản nhìn chung vẫn còn đứng ở mức cao, vượt quá khả năng tài chính của người có nhu cầu thực sự về nhà ở nên đã ảnh hưởng không tốt đến việc tạo lập chỗ ở cho người dân, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
Theo VnMedia