Dù thị trường bất động sản khá trầm lắng, song nhiều nhà đầu tư dự báo, khoảng giữa năm 2012, phân khúc nhà chung cư giá rẻ có nhiều cơ hội phục hồi mạnh mẽ...
Tại "Ngày hội các nhà đầu tư" diễn ra hôm 16/2 vừa qua, ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành nhận định, giải pháp cho thị trường bất động sản và cũng là xu thế của năm 2012 là căn hộ có diện tích nhỏ, giá thành rẻ.
Tập trung "bơm" vốn cho nhà giá rẻ
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, từ đầu năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp cung ứng cho thị trường gần 1.800 căn hộ, trong đó phân khúc căn hộ giá trung bình và giá thấp chiếm tỷ lệ lớn: hơn 1.300 căn. Hiện dòng sản phẩm căn hộ giá mềm từ 650-800 triệu đồng (từ 65-70 m²) tại TP.HCM chuẩn bị bước vào cuộc đua mới. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã và đang mạnh tay "bơm" vốn cho thị trường này.
Hàng loạt dự án căn hộ diện tích nhỏ, giá khoảng 800 triệu đồng/căn dự kiến hoàn thiện trong năm 2012 đang được rao bán. Chẳng hạn như căn hộ Quang Thái (quận Tân Phú) có giá 13,3 triệu đồng/m², trong đó căn nhỏ nhất (63m²) khoảng 870 triệu đồng. Hay căn hộ chung cư Tân Mai (quận Bình Tân) có giá thấp nhất 11,5 triệu mỗi m², tổng giá trị căn loại nhỏ khoảng 720 triệu đồng. Công ty HAGL Land chuyên xây và bán căn hộ 1,6-2 tỷ đồng/căn cũng tuyên bố tham gia thị phần căn hộ giá mềm với dòng sản phẩm mới giá 800 triệu đồng/căn, dự kiến bung hàng từ quý 2/2012 trở đi. Nhiều nhà đầu tư như: Công ty Lê Thành, Công ty Nam Rạch Chiếc, Công ty Nam Long… đã chuyển hướng tập trung vào các dự án nhà có giá trung bình và giá thấp với khoảng 12-15 triệu đồng/m².
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành cho biết, đầu tháng 4, công ty ông mở bán thử nghiệm 100 căn hộ diện tích 65-70 m², giá 14 triệu đồng mỗi m2 tại quận Bình Tân, gần khu du lịch Đầm Sen. Căn hộ có giá trị khoảng 1 tỷ đồng. "Để kích cầu, khách đóng 50% giá trị căn hộ sẽ được nhận nhà ngay; số tiền còn lại chủ đầu tư cho vay trả góp trong 5 năm với lãi suất cố định 1% mỗi tháng, tức 12% một năm. Hiện Công ty Lê Thành đã chuẩn bị sẵn 240 tỷ đồng cho khách hàng vay mua căn hộ", ông Nghĩa thông tin. Tính ra, nếu mua nhà trả góp, mỗi tháng khách hàng đóng từ 10 -11 triệu đồng và có nhà ở ngay. Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, công ty này còn chuẩn bị tung ra thị trường khoảng 1.300 căn hộ giá 10 triệu đồng/m². Dự án nằm gần khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân và có giá bán 650 triệu đồng/căn.
Tuy nhiên, thị trường hiện nay vẫn không có căn hộ nào giá 500-600 triệu đồng, mặc dù nhu cầu nhà ở phân khúc này là rất cao.
Kỳ vọng chính sách
Bất động sản phân khúc thấp bắt đầu có những chuyển biến tích cực là điều có thể trông thấy. Tuy nhiên, theo một số nhà đầu tư, hiện thị trường vẫn còn trở ngại, trong đó khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là thiếu vốn. Thực tế kinh doanh bất động sản thường theo mô hình: doanh nghiệp có 10-30% vốn, vay ngân hàng 20-40% và huy động từ khách hàng 40-60%. Khi suôn sẻ thì doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, nhưng khi gặp "bão", ngân hàng ngừng cho vay bất động sản, khách hàng mất niềm tin không đóng tiền thì doanh nghiệp điêu đứng.
Do vậy, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Nhà nước có một chính sách tài chính nhà ở, đặc biệt là tài chính bất động sản linh hoạt, dễ tiếp cận hơn. "Nếu đến hết quý II các ngân hàng có chuyển biến tích cực thì khả năng quý III, IV hệ thống ngân hàng sẽ vượt qua khó khăn. Khi đó, việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng cũng sẽ được cải thiện. Đây sẽ là nhân tố tích cực để bất động sản phục hồi", bà Huỳnh Mỹ Phượng - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Đỗ Huỳnh - tin tưởng. Còn ông Vũ Đăng Toàn, Giám đốc Trung tâm giao dịch bất động sản Địa Tín Sài Gòn thì cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục đơn giản thủ tục đầu tư và cần có chính sách để Nhà nước thực hiện việc bán đấu giá đất cho các doanh nghiệp…
Những tín hiệu lạc quan
Thị trường hiện nay vẫn không có loại căn hộ giá 500 - 600 triệu đồng, mặc dù nhu cầu ở phân khúc này là rất cao
Theo Chỉ thị số 2196 của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/12/2011 về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản, toàn bộ quy định pháp lý và thủ tục hành chính có liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản sẽ được sửa đổi theo hướng công khai, minh bạch, thuận tiện. Điều này có tác động làm tăng nguồn cung và giải tỏa ách tắc về môi trường kinh doanh bất động sản.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu, các doanh nghiệp đang vừa nỗ lực xây dựng căn hộ nhỏ có giá thành cạnh tranh, vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang rất trông đợi Nhà nước khơi thông cho những kênh huy động vốn khác như: quỹ nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tín thác bất động sản, chứng khoán hóa bất động sản…
Gần đây, Bộ Xây dựng cũng đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tín dụng, UBND TP.HCM, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng đã kiến nghị nhiều giải pháp để phát triển thị trường bất động sản. Trong khi đó, giải pháp những căn hộ diện tích nhỏ giá rẻ hoàn toàn nằm trong khả năng của nhiều doanh nghiệp. Đây là giải pháp có tác dụng xã hội lớn, đáp ứng được nhu cầu của người thu nhập thấp và trung bình, góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời giải cứu được thị trường bất động sản trong giai đoạn khó
Tập trung "bơm" vốn cho nhà giá rẻ
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, từ đầu năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp cung ứng cho thị trường gần 1.800 căn hộ, trong đó phân khúc căn hộ giá trung bình và giá thấp chiếm tỷ lệ lớn: hơn 1.300 căn. Hiện dòng sản phẩm căn hộ giá mềm từ 650-800 triệu đồng (từ 65-70 m²) tại TP.HCM chuẩn bị bước vào cuộc đua mới. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã và đang mạnh tay "bơm" vốn cho thị trường này.
Hàng loạt dự án căn hộ diện tích nhỏ, giá khoảng 800 triệu đồng/căn dự kiến hoàn thiện trong năm 2012 đang được rao bán. Chẳng hạn như căn hộ Quang Thái (quận Tân Phú) có giá 13,3 triệu đồng/m², trong đó căn nhỏ nhất (63m²) khoảng 870 triệu đồng. Hay căn hộ chung cư Tân Mai (quận Bình Tân) có giá thấp nhất 11,5 triệu mỗi m², tổng giá trị căn loại nhỏ khoảng 720 triệu đồng. Công ty HAGL Land chuyên xây và bán căn hộ 1,6-2 tỷ đồng/căn cũng tuyên bố tham gia thị phần căn hộ giá mềm với dòng sản phẩm mới giá 800 triệu đồng/căn, dự kiến bung hàng từ quý 2/2012 trở đi. Nhiều nhà đầu tư như: Công ty Lê Thành, Công ty Nam Rạch Chiếc, Công ty Nam Long… đã chuyển hướng tập trung vào các dự án nhà có giá trung bình và giá thấp với khoảng 12-15 triệu đồng/m².
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành cho biết, đầu tháng 4, công ty ông mở bán thử nghiệm 100 căn hộ diện tích 65-70 m², giá 14 triệu đồng mỗi m2 tại quận Bình Tân, gần khu du lịch Đầm Sen. Căn hộ có giá trị khoảng 1 tỷ đồng. "Để kích cầu, khách đóng 50% giá trị căn hộ sẽ được nhận nhà ngay; số tiền còn lại chủ đầu tư cho vay trả góp trong 5 năm với lãi suất cố định 1% mỗi tháng, tức 12% một năm. Hiện Công ty Lê Thành đã chuẩn bị sẵn 240 tỷ đồng cho khách hàng vay mua căn hộ", ông Nghĩa thông tin. Tính ra, nếu mua nhà trả góp, mỗi tháng khách hàng đóng từ 10 -11 triệu đồng và có nhà ở ngay. Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, công ty này còn chuẩn bị tung ra thị trường khoảng 1.300 căn hộ giá 10 triệu đồng/m². Dự án nằm gần khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân và có giá bán 650 triệu đồng/căn.
Tuy nhiên, thị trường hiện nay vẫn không có căn hộ nào giá 500-600 triệu đồng, mặc dù nhu cầu nhà ở phân khúc này là rất cao.
Kỳ vọng chính sách
Bất động sản phân khúc thấp bắt đầu có những chuyển biến tích cực là điều có thể trông thấy. Tuy nhiên, theo một số nhà đầu tư, hiện thị trường vẫn còn trở ngại, trong đó khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là thiếu vốn. Thực tế kinh doanh bất động sản thường theo mô hình: doanh nghiệp có 10-30% vốn, vay ngân hàng 20-40% và huy động từ khách hàng 40-60%. Khi suôn sẻ thì doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, nhưng khi gặp "bão", ngân hàng ngừng cho vay bất động sản, khách hàng mất niềm tin không đóng tiền thì doanh nghiệp điêu đứng.
Do vậy, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Nhà nước có một chính sách tài chính nhà ở, đặc biệt là tài chính bất động sản linh hoạt, dễ tiếp cận hơn. "Nếu đến hết quý II các ngân hàng có chuyển biến tích cực thì khả năng quý III, IV hệ thống ngân hàng sẽ vượt qua khó khăn. Khi đó, việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng cũng sẽ được cải thiện. Đây sẽ là nhân tố tích cực để bất động sản phục hồi", bà Huỳnh Mỹ Phượng - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Đỗ Huỳnh - tin tưởng. Còn ông Vũ Đăng Toàn, Giám đốc Trung tâm giao dịch bất động sản Địa Tín Sài Gòn thì cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục đơn giản thủ tục đầu tư và cần có chính sách để Nhà nước thực hiện việc bán đấu giá đất cho các doanh nghiệp…
Những tín hiệu lạc quan
Thị trường hiện nay vẫn không có loại căn hộ giá 500 - 600 triệu đồng, mặc dù nhu cầu ở phân khúc này là rất cao
Theo Chỉ thị số 2196 của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/12/2011 về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản, toàn bộ quy định pháp lý và thủ tục hành chính có liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản sẽ được sửa đổi theo hướng công khai, minh bạch, thuận tiện. Điều này có tác động làm tăng nguồn cung và giải tỏa ách tắc về môi trường kinh doanh bất động sản.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu, các doanh nghiệp đang vừa nỗ lực xây dựng căn hộ nhỏ có giá thành cạnh tranh, vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang rất trông đợi Nhà nước khơi thông cho những kênh huy động vốn khác như: quỹ nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tín thác bất động sản, chứng khoán hóa bất động sản…
Gần đây, Bộ Xây dựng cũng đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tín dụng, UBND TP.HCM, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng đã kiến nghị nhiều giải pháp để phát triển thị trường bất động sản. Trong khi đó, giải pháp những căn hộ diện tích nhỏ giá rẻ hoàn toàn nằm trong khả năng của nhiều doanh nghiệp. Đây là giải pháp có tác dụng xã hội lớn, đáp ứng được nhu cầu của người thu nhập thấp và trung bình, góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời giải cứu được thị trường bất động sản trong giai đoạn khó
Theo DĐDN