Tổng giám đốc Công ty Becamex Tokyu, ông Nakata Yasuyuki nhận xét, giá nhà tại Việt Nam đã chạm đến vùng đáy và đang đi ngang. Ông dự báo năm 2013 có thể là chu kỳ cuối của cuộc khủng hoảng địa ốc.
Ông Nakata Yasuyuki thừa nhận trong 2-3 năm qua, thị trường địa ốc tại các đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội đối mặt với rất nhiều khó khăn. Sức mua yếu, hàng tồn kho lớn, giá cả giảm mạnh và nợ xấu nhiều. Tuy nhiên, chuyên gia đến từ Nhật vẫn lạc quan về cơ hội lội ngược dòng của bất động sản trong trung và dài hạn.
Ông chỉ ra 3 tiền đề để kỳ vọng. Một là Chính phủ đã tung gói tài khóa hỗ trợ người có thu nhập thấp mua nhà với lãi suất ưu đãi 6%. Hai là Nhà nước đang từng bước xử lý nợ xấu (chủ yếu là nợ xấu bất động sản). Ba là các địa phương tích cực cải thiện môi trường đầu tư cho khối ngoại.
CEO Becamex Tokyu cho hay, chính vì doanh nghiệp tin vào khả năng phục hồi của bất động sản Việt Nam sau giai đoạn khủng hoảng nên vẫn rót vốn đầu tư khu đô thị tỷ đô giáp ranh TP HCM tại Bình Dương. Ông Nakata Yasuyuki tin rằng sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý sẽ tìm được đầu ra. "Qua khỏi năm 2013, thị trường có thể sẽ hồi phục từng phần. Giai đoạn năm 2012-2013 gần như là chu kỳ cuối của cuộc khủng hoảng", ông dự báo.
Quan điểm về vùng đáy bất động sản của ông Nakata Yasuyuki khá trùng khớp với Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty đầu tư dịch vụ Kiến Á - Trần Lê Khánh. Theo chuyên gia này, giá nhà đất tại TP HCM đang ở vùng trũng của chữ U, tức giá cả đang ghi nhận ở mức thấp nhất. Điều này có nghĩa bất động sản đã tiến vào vùng đáy và biên độ giảm không còn nhiều. Diễn biến của đồ thị ở vùng này khá nhạy cảm với các tương tác của chính sách và kinh tế vĩ mô.
"Trong điều kiện thuận lợi, nếu các giải pháp hỗ trợ thị trường phát huy hiệu quả có thể lạc quan chờ đợi trong 3 năm tới bất động sản sẽ có cơ hội phục hồi", ông Khánh nói.
Trong báo cáo quý II/2013, Giám đốc bộ phận định giá và nghiên cứu thị trường của Cushman & Wakefield Việt Nam, Jonathan Tizzard nhận xét: "Bất động sản Việt Nam vẫn đang trong xu hướng suy thoái. Nhiều nhà bình luận tin rằng thị trường địa ốc đang hạ dần đến đáy".
Theo đánh giá của ông Jonathan Tizzard, giới đầu cơ đã sạch bóng trên thị trường, các phân khúc chỉ còn lại những khách hàng có nhu cầu mua hoặc thuê để sử dụng. Trong bối cảnh đầy rẫy khó khăn này, các chủ đầu tư buộc phải nghiên cứu kỹ, có tầm hiểu biết sâu rộng về thị trường, đồng thời chọn phân khúc phù hợp mới có thể tiêu thụ được sản phẩm.
Tại diễn đàn M&A Việt Nam 2013 tổ chức ngày 8/8, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, Marc Towsend phân tích: "Một số phân khúc của thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chạm đáy và bắt đầu xuất hiện sự chuyển hướng. Tôi tin thị trường đang dần hé mở con đường hồi phục".
Theo ông Marc Towsend, vùng đáy này được xác định khi thị trường chứng kiến nhiều giao dịch M&A, chuyển nhượng bất động sản trong 6 tháng qua. Chuyên gia này giải thích thêm, sau vài năm khủng hoảng, thị trường đã phát tín hiệu mới. Số lượng các yêu cầu đầu tư CBRE nhận được trong quý II/2013 tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. "Điều này cho thấy lượng vốn dồi dào vẫn đang hiện hữu trên thị trường và Việt Nam bắt đầu tái xuất hiện trên bản đồ đầu tư. Tuy nhiên, làn sóng đổ tiền vào địa ốc thời quan qua chủ yếu là nhà đầu tư nội địa", ông nhận xét.
Nhiều chuyên gia cho rằng, gói tài khóa 30.000 tỷ đồng là một thông điệp ngầm về vùng đáy của bất động sản. Theo đó, chiếc phao chỉ tung ra vào thời điểm cận kề giữa bờ vực sinh tử. Chính sách tài khóa này chỉ hỗ trợ người có thu nhập thấp mua nhà với lãi suất thấp sẽ đóng vai trò như một lời giải "tế nhị" cho các phân khúc còn lại. "Sự chờ đợi trên thị trường vì vậy cũng bắt đầu giảm dần", chuyên gia nhấn mạnh.
Ông chỉ ra 3 tiền đề để kỳ vọng. Một là Chính phủ đã tung gói tài khóa hỗ trợ người có thu nhập thấp mua nhà với lãi suất ưu đãi 6%. Hai là Nhà nước đang từng bước xử lý nợ xấu (chủ yếu là nợ xấu bất động sản). Ba là các địa phương tích cực cải thiện môi trường đầu tư cho khối ngoại.
CEO Becamex Tokyu cho hay, chính vì doanh nghiệp tin vào khả năng phục hồi của bất động sản Việt Nam sau giai đoạn khủng hoảng nên vẫn rót vốn đầu tư khu đô thị tỷ đô giáp ranh TP HCM tại Bình Dương. Ông Nakata Yasuyuki tin rằng sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý sẽ tìm được đầu ra. "Qua khỏi năm 2013, thị trường có thể sẽ hồi phục từng phần. Giai đoạn năm 2012-2013 gần như là chu kỳ cuối của cuộc khủng hoảng", ông dự báo.
Quan điểm về vùng đáy bất động sản của ông Nakata Yasuyuki khá trùng khớp với Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty đầu tư dịch vụ Kiến Á - Trần Lê Khánh. Theo chuyên gia này, giá nhà đất tại TP HCM đang ở vùng trũng của chữ U, tức giá cả đang ghi nhận ở mức thấp nhất. Điều này có nghĩa bất động sản đã tiến vào vùng đáy và biên độ giảm không còn nhiều. Diễn biến của đồ thị ở vùng này khá nhạy cảm với các tương tác của chính sách và kinh tế vĩ mô.
"Trong điều kiện thuận lợi, nếu các giải pháp hỗ trợ thị trường phát huy hiệu quả có thể lạc quan chờ đợi trong 3 năm tới bất động sản sẽ có cơ hội phục hồi", ông Khánh nói.
Nhiều chuyên gia dự báo bất động sản Việt Nam đang ở vùng đáy.
Trong báo cáo quý II/2013, Giám đốc bộ phận định giá và nghiên cứu thị trường của Cushman & Wakefield Việt Nam, Jonathan Tizzard nhận xét: "Bất động sản Việt Nam vẫn đang trong xu hướng suy thoái. Nhiều nhà bình luận tin rằng thị trường địa ốc đang hạ dần đến đáy".
Theo đánh giá của ông Jonathan Tizzard, giới đầu cơ đã sạch bóng trên thị trường, các phân khúc chỉ còn lại những khách hàng có nhu cầu mua hoặc thuê để sử dụng. Trong bối cảnh đầy rẫy khó khăn này, các chủ đầu tư buộc phải nghiên cứu kỹ, có tầm hiểu biết sâu rộng về thị trường, đồng thời chọn phân khúc phù hợp mới có thể tiêu thụ được sản phẩm.
Tại diễn đàn M&A Việt Nam 2013 tổ chức ngày 8/8, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, Marc Towsend phân tích: "Một số phân khúc của thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chạm đáy và bắt đầu xuất hiện sự chuyển hướng. Tôi tin thị trường đang dần hé mở con đường hồi phục".
Theo ông Marc Towsend, vùng đáy này được xác định khi thị trường chứng kiến nhiều giao dịch M&A, chuyển nhượng bất động sản trong 6 tháng qua. Chuyên gia này giải thích thêm, sau vài năm khủng hoảng, thị trường đã phát tín hiệu mới. Số lượng các yêu cầu đầu tư CBRE nhận được trong quý II/2013 tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. "Điều này cho thấy lượng vốn dồi dào vẫn đang hiện hữu trên thị trường và Việt Nam bắt đầu tái xuất hiện trên bản đồ đầu tư. Tuy nhiên, làn sóng đổ tiền vào địa ốc thời quan qua chủ yếu là nhà đầu tư nội địa", ông nhận xét.
Nhiều chuyên gia cho rằng, gói tài khóa 30.000 tỷ đồng là một thông điệp ngầm về vùng đáy của bất động sản. Theo đó, chiếc phao chỉ tung ra vào thời điểm cận kề giữa bờ vực sinh tử. Chính sách tài khóa này chỉ hỗ trợ người có thu nhập thấp mua nhà với lãi suất thấp sẽ đóng vai trò như một lời giải "tế nhị" cho các phân khúc còn lại. "Sự chờ đợi trên thị trường vì vậy cũng bắt đầu giảm dần", chuyên gia nhấn mạnh.
Theo VnExpress