Việc nhiều dự án bất động sản xuất hiện tiền “chênh” trong thời gian vừa qua thể hiện tín hiệu tốt cho thấy thị trường đã bắt đầu có giao dịch. Tuy nhiên, mức tiền chênh hiện nay chỉ bằng hoặc hơn với lãi gửi tiết kiệm.
Đây là nhận định của ông Trần Như Trung – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Thưa ông, hiện nay một số dự án cao cấp bắt đầu có tiền chênh, ông đánh giá việc này như thế nào?
Trần Như Trung: Khi nghe thông tin giao dịch bất động sản có tiền chênh, mức tiền chênh này hiểu nôm na là mức giá chủ đầu tư đưa ra so với giá thị trường. Điều này cho thấy thị trường đang ấm dần lên.
Vậy, tại sao thị trường lại có tiền chênh trong bối cảnh chưa phục hồi một các hoàn toàn?
Những sản phẩm nhà ở có tiền chênh lúc này chắc chắn phải là sản phẩm thực sự rất khó tiếp cận, sản phẩm đó có vị trí đẹp, có diện tích phù hợp.
Điều này đặt ra cho các chủ đầu tư một câu hỏi là tại sao các chủ đầu tư lại không làm được các sản phẩm như vậy. Bởi vì, khi xây dựng mặt bằng căn hộ chủ đầu tư thiết kế không được chuẩn dẫn đến người mua họ chỉ chọn một số căn đẹp.
Những người mua thực sự muốn mua để ở thì dù mức chênh bao nhiêu người ta vẫn quyết tâm mua. Tôi cho đây là tín hiệu tốt về mặt thị trường. Và với chủ đầu tư cần suy ngẫm về kế hoạch kinh doanh.
Bên cạnh những dự án có tiền chênh thì có những dự án cắt lỗ vẫn không bán được, tại sao thưa ông?
Chuyện đó có thể rất bình thường. Sản phẩm cắt lỗ có thể do không nằm vị trí đẹp, không kết nối hạ tầng thì rất khó thanh khoản.
Nhiều người khi nói bất động sản có tiền chênh họ không tin nhưng trên thực tế nhiều dự án vẫn có tiền chênh. Người bán cho rằng tôi đầu tư nhiều năm rồi, mức tiền chênh này chỉ bằng mức lãi suất ngân hàng mà họ đã bỏ ra trước đó chứ mức tiền chênh này không phải phản ánh việc thị trường nóng lên. Quan điểm của ông như thế nào?
Việc xuất hiện tiền chênh hiện nay mới chỉ thể hiện thị trường có tích cực. Khách hàng đã chấp nhận bỏ ra mức tiền chênh để có bằng được sản phẩm mà mình muốn.
Thứ hai, nhìn khách quan khi chủ đầu tư xây dựng mặt bằng giá và bảng giá áp có gì đó chưa thực sự nhuần nhuyễn. Bởi vì nếu chủ đầu tư đặt bảng giá tốt thì những căn hộ tiền chênh về mặt lý thuyết đã có người trả giá cao hơn với bảng giá mà họ đặt ra. Như vậy bảng giá mà chủ đầu tư đưa ra không chuẩn và chưa phản ánh cầu thị trường.
Có tiền chênh có phải là thị trường đã bắt đầu có lợi nhuận không thưa ông?
Giai đoạn này quá sớm để nói có tiền chênh là chúng ta có lãi. Tôi không cho là lợi nhuận. Tôi cho rằng, những người mua chênh có nghĩ là họ đang tiếp cận với sản phẩm tốt, số người muốn tiếp cận với sản phẩm đó nhiều hơn số căn mà chủ đầu tư đang có.
Nhiều người cho rằng, bán lúc này phải có lãi ít nhất là để bù đắp phần lãi gửi ngân hàng. Ông quan điểm thế nào về vấn đề này?
Chúng ta cần rạch ròi, người bán có thể lập luận, chúng tôi đã bỏ ra một khoản tiền đầu tư nếu không có ai mua với giá như cũ thì tôi sẽ chấp nhận giảm giá.
Nhưng bây giờ tình hình thị trường khác, một trăm người đi xem và không tìm được sản phẩm ưng ý thì người ta có quyền đẩy giá lên. Tôi nghĩ là rất bình thường dễ hiểu. Anh chị có quyền bán giá cao hơn mà họ mua vào.
Xin cảm ơn ông!
Thưa ông, hiện nay một số dự án cao cấp bắt đầu có tiền chênh, ông đánh giá việc này như thế nào?
Trần Như Trung: Khi nghe thông tin giao dịch bất động sản có tiền chênh, mức tiền chênh này hiểu nôm na là mức giá chủ đầu tư đưa ra so với giá thị trường. Điều này cho thấy thị trường đang ấm dần lên.
Vậy, tại sao thị trường lại có tiền chênh trong bối cảnh chưa phục hồi một các hoàn toàn?
Những sản phẩm nhà ở có tiền chênh lúc này chắc chắn phải là sản phẩm thực sự rất khó tiếp cận, sản phẩm đó có vị trí đẹp, có diện tích phù hợp.
Điều này đặt ra cho các chủ đầu tư một câu hỏi là tại sao các chủ đầu tư lại không làm được các sản phẩm như vậy. Bởi vì, khi xây dựng mặt bằng căn hộ chủ đầu tư thiết kế không được chuẩn dẫn đến người mua họ chỉ chọn một số căn đẹp.
Những người mua thực sự muốn mua để ở thì dù mức chênh bao nhiêu người ta vẫn quyết tâm mua. Tôi cho đây là tín hiệu tốt về mặt thị trường. Và với chủ đầu tư cần suy ngẫm về kế hoạch kinh doanh.
Ông Trần Như Trung - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh
Bên cạnh những dự án có tiền chênh thì có những dự án cắt lỗ vẫn không bán được, tại sao thưa ông?
Chuyện đó có thể rất bình thường. Sản phẩm cắt lỗ có thể do không nằm vị trí đẹp, không kết nối hạ tầng thì rất khó thanh khoản.
Nhiều người khi nói bất động sản có tiền chênh họ không tin nhưng trên thực tế nhiều dự án vẫn có tiền chênh. Người bán cho rằng tôi đầu tư nhiều năm rồi, mức tiền chênh này chỉ bằng mức lãi suất ngân hàng mà họ đã bỏ ra trước đó chứ mức tiền chênh này không phải phản ánh việc thị trường nóng lên. Quan điểm của ông như thế nào?
Việc xuất hiện tiền chênh hiện nay mới chỉ thể hiện thị trường có tích cực. Khách hàng đã chấp nhận bỏ ra mức tiền chênh để có bằng được sản phẩm mà mình muốn.
Thứ hai, nhìn khách quan khi chủ đầu tư xây dựng mặt bằng giá và bảng giá áp có gì đó chưa thực sự nhuần nhuyễn. Bởi vì nếu chủ đầu tư đặt bảng giá tốt thì những căn hộ tiền chênh về mặt lý thuyết đã có người trả giá cao hơn với bảng giá mà họ đặt ra. Như vậy bảng giá mà chủ đầu tư đưa ra không chuẩn và chưa phản ánh cầu thị trường.
Có tiền chênh có phải là thị trường đã bắt đầu có lợi nhuận không thưa ông?
Giai đoạn này quá sớm để nói có tiền chênh là chúng ta có lãi. Tôi không cho là lợi nhuận. Tôi cho rằng, những người mua chênh có nghĩ là họ đang tiếp cận với sản phẩm tốt, số người muốn tiếp cận với sản phẩm đó nhiều hơn số căn mà chủ đầu tư đang có.
Nhiều người cho rằng, bán lúc này phải có lãi ít nhất là để bù đắp phần lãi gửi ngân hàng. Ông quan điểm thế nào về vấn đề này?
Chúng ta cần rạch ròi, người bán có thể lập luận, chúng tôi đã bỏ ra một khoản tiền đầu tư nếu không có ai mua với giá như cũ thì tôi sẽ chấp nhận giảm giá.
Nhưng bây giờ tình hình thị trường khác, một trăm người đi xem và không tìm được sản phẩm ưng ý thì người ta có quyền đẩy giá lên. Tôi nghĩ là rất bình thường dễ hiểu. Anh chị có quyền bán giá cao hơn mà họ mua vào.
Xin cảm ơn ông!
Theo VnMedia