Cuối cùng thì gói tín dụng 30.000 tỷ cũng đến lúc giải ngân sau nhiều chờ mong lẫn hồ nghi của dư luận, nhưng sứ mệnh “giải cứu” thị trường bất động sản thì vẫn còn mờ mịt. Liệu gói 30.000 tỷ đồng sẽ giúp những người nghèo mua được căn nhà nhỏ cả đời mong ước?
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng
Phân trần về việc có hay không “lợi ích nhóm” trong gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tại một cuộc họp báo về cuộc thi thiết kế mẫu nhà ở xã hội ở Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thiết tha đề nghị các nhà báo nếu trích dẫn thì dẫn đủ lời ông.
Rằng đó không phải là khoản tiền “giải cứu” doanh nghiệp bất động sản. Nó như một khoản “vốn mồi” để hỗ trợ người có thu nhập trung bình và thấp mua nhà ở xã hội, loại nhà có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng “khi nhiều người nghèo lần đầu mua được nhà nhỏ, sẽ có một số người khác, ít hơn, có nhu cầu xây mới hoặc đổi sang những căn hộ có diện tích lớn hơn.
Nhà nhỏ bán được thì cũng sẽ có một số người mua được nhà to. Cứ thế, như “vết dầu loang”, thị trường sẽ ấm dần, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, nội thất… cũng bán được và cuối cùng là giải quyết được tồn kho, nợ xấu – 2 vấn nạn của thị trường bất động sản hiện nay…”.
Chưa bàn luận chuyện đúng sai, ít nhất, người viết bài tin là ông nói thật!
Thời điểm giải ngân của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước dành cho lĩnh vực bất động sản theo Nghị quyết 02/CQ – CP (ngày 7/1/2013) của Chính phủ bắt đầu từ ngày 1/6/2013. Từ cuối tháng 5, đầu tháng 6/2013, nhiều dự án bất động sản đã được hâm nóng trở lại.
Thay vì các dự án nhà ở xa xỉ như trước, hầu hết dự án khởi công xây mới trong thời gian cuối tháng 5, đầu tháng 6/2013 đều tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội. HUD, C.E.O, Viglacera với các dự án tại Hà Nội; Becamex IDC Corp hay IDICO tập trung vào các dự án tại Bình Dương, Đồng Nai đều hướng đến phân khúc khách hàng bình dân.
Lần đầu tiên những người có thu nhập trung bình tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương… có thể nghĩ đến việc đăng ký mua trả góp một căn hộ có diện tích nhỏ (30m2 – 50m2) với mức giá dưới 10 triệu đồng/m2.
Về lý thuyết, đây là điều đáng mừng với những người lao động, công nhân viên chức, người có thu nhập trung bình tại các đô thị. Nhưng cũng phải nói, bất động sản là hiện thân của kim tiền, nó không phải là cuộc chơi “trên giấy”. Ai dám chắc số vốn 30.000 tỷ đồng sẽ “loang rộng” khắp thị trường như mong muốn của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, hay sẽ bị “nuốt trọn” bởi một vài dự án của một vài doanh nghiệp?.
Chẳng hạn, chỉ tính riêng số các dự án nhà ở xã hội mà HUD dự kiến triển khai từ nay đến năm 2020 như: Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai), Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (huyện Mê Linh), Nam An Khánh mở rộng khu 3, Tân Lập (huyện Hoài Đức), Giang Biên (quận Long Biên), Kiến Hưng (quận Hà Đông), Đại Áng (huyện Thanh Trì)... với tổng số khoảng 20.000 căn hộ đã tiêu tốn một khoản vốn đầu tư khổng lồ.
Trong đó, chính lãnh đạo tập đoàn này cũng tiết lộ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây đã ký thỏa thuận đảm bảo nguồn vốn 10.000 tỷ đồng giải ngân cho các dự án nhà ở xã hội do HUD làm chủ đầu tư từ nay đến năm 2020.
Các dự án nhà ở an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp TNHH MTV Becamex (Becamex IDC Corp) với số căn hộ lên tới 64.000 căn, đã hoàn thành 4.700 căn; Dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai do Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp TNHH MTV phát triển đô thị và công nghiệp (IDICO) làm chủ đầu tư với quy mô 20.000 căn… cũng đang tìm kiếm một phần vốn đầu tư từ nguồn cho vay giá rẻ này.
Câu hỏi đặt ra là, trong “cuộc đua” ấy, liệu các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhỏ và vừa có “cửa” để cạnh tranh với những “ông lớn” như HUD, Becamex IDC Corp hay IDICO… giành vốn cho các dự án nhà nhỏ, giá rẻ của mình(?).
Trở lại câu chuyện giải quyết vấn đề “lợi ích nhóm” khi tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, kết quả thăm dò ý kiến độc giả của baodautu.vn về việc nên ứng xử thế nào với thị trường bất động sản, 60% người tham gia trả lời rằng, nên để thị trường vận hành, đào thải theo quy luật; 35% độc giả cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản.
Người viết tự hỏi, phần lớn dư luận có công bằng với thị trường này không, khi mà cách đây chưa lâu, bất động sản là một trong những thị trường có khả năng sinh lời tốt đến mức, nó được xem là “công thức” thành công của nhiều nhà tỷ phú Việt Nam (?).
Nếu câu trả lời của phần lớn độc giả là hướng đi đúng, chắc chắn, số tỷ phú đi lên từ bất động sản sẽ phải trở về vị trí “dân thường” trong năm 2013 và những năm tiếp theo là một con số đáng kể. Bất động sản từ khi được ưu ái gọi tên là “đất vàng” đã chuyển sang trạng thái mất thanh khoản và hiện nguyên hình là một khối nợ xấu khổng lồ.
Trong khi dư luận cuộc tranh cãi về “bàn tay vô hình” (thị trường) hay “bàn tay hữu hình” (nhà nước) sẽ quyết định số phận của thị trường bất động sản, thị trường vẫn vận động theo lý lẽ riêng của nó.
Trước tiên là sự giảm giá của bất động sản trên tất cả các phân khúc. Thực tế này mở ra tia hy vọng cho người có thu nhập trung bình ở các thành phố lớn mơ về một chốn “an cư, lạc nghiệp”. Nếu đa số người dân đồng tình với quan điểm này, chắc chắn “đáy” của thị trường sẽ dừng lại ở đây, khi khách hàng quay trở lại tìm kiếm một ngôi nhà để ở thực hoặc tìm kiếm một tài sản để đầu tư. Nợ xấu, hàng tồn sẽ được giải quyết chóng vánh.
Tuy nhiên, với một thị trường chứa nhiều ung nhọt như thị trường bất động sản Việt Nam, cái kết “có hậu” có lẽ không đến một cách dễ dàng như thế. Trên các trang báo, những nhà đầu tư nhiều quyền năng một thời còn chia sẻ thực lòng rằng, “hãy tin tôi đi, giá bất động sản đến đáy rồi, không thể giảm hơn được nữa”; hoặc hoặc “không có cơ hội nào tốt hơn để mua nhà”; hoặc “giảm nữa, chỉ còn nước chết”… Lần đầu tiên người ta nghe được tiếng nói từ bất động sản thiết tha và chân thành đến thế!
Còn nhớ, trong cơn thăng hoa của thị trường bất động sản từ những năm 2008 đến 2010, nhiều lời can ngăn đã bị bỏ qua.
Phải đến khi nguy trở thành sự thật rằng “đất vàng” đã trở thành hàng tồn kho và nợ xấu khó đòi thì những “liều thuốc” mới được đưa ra.
Cũng phải mất một thời gian khá lâu sau đó nữa, bất động sản mới trở nên “nhã nhặn” với các khách hàng của mình đến thế.
Con số 30.000 tỷ đồng không phải là một khoản tiền lớn với quy mô của thị trường bất động sản, nhưng cũng không hề nhỏ so với ngân khố quốc gia.
Câu hỏi đặt ra là liệu nó có đủ để làm ấm lại một thị trường bất động sản đã “băng giá” nhiều năm.
Điều đó có lẽ tuỳ thuộc vào “vết dầu” sẽ loang rộng đến đâu!
Rằng đó không phải là khoản tiền “giải cứu” doanh nghiệp bất động sản. Nó như một khoản “vốn mồi” để hỗ trợ người có thu nhập trung bình và thấp mua nhà ở xã hội, loại nhà có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng “khi nhiều người nghèo lần đầu mua được nhà nhỏ, sẽ có một số người khác, ít hơn, có nhu cầu xây mới hoặc đổi sang những căn hộ có diện tích lớn hơn.
Nhà nhỏ bán được thì cũng sẽ có một số người mua được nhà to. Cứ thế, như “vết dầu loang”, thị trường sẽ ấm dần, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, nội thất… cũng bán được và cuối cùng là giải quyết được tồn kho, nợ xấu – 2 vấn nạn của thị trường bất động sản hiện nay…”.
Chưa bàn luận chuyện đúng sai, ít nhất, người viết bài tin là ông nói thật!
Thời điểm giải ngân của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước dành cho lĩnh vực bất động sản theo Nghị quyết 02/CQ – CP (ngày 7/1/2013) của Chính phủ bắt đầu từ ngày 1/6/2013. Từ cuối tháng 5, đầu tháng 6/2013, nhiều dự án bất động sản đã được hâm nóng trở lại.
Thay vì các dự án nhà ở xa xỉ như trước, hầu hết dự án khởi công xây mới trong thời gian cuối tháng 5, đầu tháng 6/2013 đều tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội. HUD, C.E.O, Viglacera với các dự án tại Hà Nội; Becamex IDC Corp hay IDICO tập trung vào các dự án tại Bình Dương, Đồng Nai đều hướng đến phân khúc khách hàng bình dân.
Lần đầu tiên những người có thu nhập trung bình tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương… có thể nghĩ đến việc đăng ký mua trả góp một căn hộ có diện tích nhỏ (30m2 – 50m2) với mức giá dưới 10 triệu đồng/m2.
Về lý thuyết, đây là điều đáng mừng với những người lao động, công nhân viên chức, người có thu nhập trung bình tại các đô thị. Nhưng cũng phải nói, bất động sản là hiện thân của kim tiền, nó không phải là cuộc chơi “trên giấy”. Ai dám chắc số vốn 30.000 tỷ đồng sẽ “loang rộng” khắp thị trường như mong muốn của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, hay sẽ bị “nuốt trọn” bởi một vài dự án của một vài doanh nghiệp?.
Riêng các dự án nhà ở xã hội của HUD có thể được BIDV giải ngân đến 10.000 tỷ đồng
Chẳng hạn, chỉ tính riêng số các dự án nhà ở xã hội mà HUD dự kiến triển khai từ nay đến năm 2020 như: Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai), Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (huyện Mê Linh), Nam An Khánh mở rộng khu 3, Tân Lập (huyện Hoài Đức), Giang Biên (quận Long Biên), Kiến Hưng (quận Hà Đông), Đại Áng (huyện Thanh Trì)... với tổng số khoảng 20.000 căn hộ đã tiêu tốn một khoản vốn đầu tư khổng lồ.
Trong đó, chính lãnh đạo tập đoàn này cũng tiết lộ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây đã ký thỏa thuận đảm bảo nguồn vốn 10.000 tỷ đồng giải ngân cho các dự án nhà ở xã hội do HUD làm chủ đầu tư từ nay đến năm 2020.
Các dự án nhà ở an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp TNHH MTV Becamex (Becamex IDC Corp) với số căn hộ lên tới 64.000 căn, đã hoàn thành 4.700 căn; Dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai do Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp TNHH MTV phát triển đô thị và công nghiệp (IDICO) làm chủ đầu tư với quy mô 20.000 căn… cũng đang tìm kiếm một phần vốn đầu tư từ nguồn cho vay giá rẻ này.
Câu hỏi đặt ra là, trong “cuộc đua” ấy, liệu các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhỏ và vừa có “cửa” để cạnh tranh với những “ông lớn” như HUD, Becamex IDC Corp hay IDICO… giành vốn cho các dự án nhà nhỏ, giá rẻ của mình(?).
Trở lại câu chuyện giải quyết vấn đề “lợi ích nhóm” khi tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, kết quả thăm dò ý kiến độc giả của baodautu.vn về việc nên ứng xử thế nào với thị trường bất động sản, 60% người tham gia trả lời rằng, nên để thị trường vận hành, đào thải theo quy luật; 35% độc giả cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản.
Người viết tự hỏi, phần lớn dư luận có công bằng với thị trường này không, khi mà cách đây chưa lâu, bất động sản là một trong những thị trường có khả năng sinh lời tốt đến mức, nó được xem là “công thức” thành công của nhiều nhà tỷ phú Việt Nam (?).
Nếu câu trả lời của phần lớn độc giả là hướng đi đúng, chắc chắn, số tỷ phú đi lên từ bất động sản sẽ phải trở về vị trí “dân thường” trong năm 2013 và những năm tiếp theo là một con số đáng kể. Bất động sản từ khi được ưu ái gọi tên là “đất vàng” đã chuyển sang trạng thái mất thanh khoản và hiện nguyên hình là một khối nợ xấu khổng lồ.
Trong khi dư luận cuộc tranh cãi về “bàn tay vô hình” (thị trường) hay “bàn tay hữu hình” (nhà nước) sẽ quyết định số phận của thị trường bất động sản, thị trường vẫn vận động theo lý lẽ riêng của nó.
Trước tiên là sự giảm giá của bất động sản trên tất cả các phân khúc. Thực tế này mở ra tia hy vọng cho người có thu nhập trung bình ở các thành phố lớn mơ về một chốn “an cư, lạc nghiệp”. Nếu đa số người dân đồng tình với quan điểm này, chắc chắn “đáy” của thị trường sẽ dừng lại ở đây, khi khách hàng quay trở lại tìm kiếm một ngôi nhà để ở thực hoặc tìm kiếm một tài sản để đầu tư. Nợ xấu, hàng tồn sẽ được giải quyết chóng vánh.
Tuy nhiên, với một thị trường chứa nhiều ung nhọt như thị trường bất động sản Việt Nam, cái kết “có hậu” có lẽ không đến một cách dễ dàng như thế. Trên các trang báo, những nhà đầu tư nhiều quyền năng một thời còn chia sẻ thực lòng rằng, “hãy tin tôi đi, giá bất động sản đến đáy rồi, không thể giảm hơn được nữa”; hoặc hoặc “không có cơ hội nào tốt hơn để mua nhà”; hoặc “giảm nữa, chỉ còn nước chết”… Lần đầu tiên người ta nghe được tiếng nói từ bất động sản thiết tha và chân thành đến thế!
30.000 tỷ đồng liệu có đủ để làm ấm lại một thị trường bất động sản đã "băng giá" nhiều năm
Còn nhớ, trong cơn thăng hoa của thị trường bất động sản từ những năm 2008 đến 2010, nhiều lời can ngăn đã bị bỏ qua.
Phải đến khi nguy trở thành sự thật rằng “đất vàng” đã trở thành hàng tồn kho và nợ xấu khó đòi thì những “liều thuốc” mới được đưa ra.
Cũng phải mất một thời gian khá lâu sau đó nữa, bất động sản mới trở nên “nhã nhặn” với các khách hàng của mình đến thế.
Con số 30.000 tỷ đồng không phải là một khoản tiền lớn với quy mô của thị trường bất động sản, nhưng cũng không hề nhỏ so với ngân khố quốc gia.
Câu hỏi đặt ra là liệu nó có đủ để làm ấm lại một thị trường bất động sản đã “băng giá” nhiều năm.
Điều đó có lẽ tuỳ thuộc vào “vết dầu” sẽ loang rộng đến đâu!
Theo Báo Đầu tư