Liên tục những thông tin có lợi được công bố khiến nhiều người kỳ vọng thời kỳ đen tối nhất đã qua và bất động sản sẽ ấm trở lại trong vòng 3 - 6 tháng tới.
Với những kỳ vọng trên, nhiều nhà đầu tư đang tự hỏi: phải chăng đã tới lúc mua vào để đón đầu làn sóng đi lên của thị trường?
Thời kỳ "đen tối" nhất đã qua?
Chuyên gia Trần Kim Chung, đến từ Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhìn nhận, năm 2011 thị trường bất động sản (BĐS) đã chứng kiến tất cả những gì gọi là bất lợi: Giá giảm mạnh, giao dịch đình trệ, rất hiếm công trình khởi công hay kết thúc chu trình đầu tư. Nguồn tiền chảy vào thị trường cũng giảm mạnh. Hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nhà nước không có chức năng chính là kinh doanh BĐS đã phải thoái vốn khỏi lĩnh vực này... Nhiều mảng thị trường tụt dốc khá sâu, thậm chí đã xuất hiện một số đợt bán tháo. "Giao dịch trầm lắng, giá giảm mạnh, bán cắt lỗ..." là những câu cửa miệng của giới đầu tư trong năm ngoái và những tháng đầu năm nay.
Tuy nhiên, dường như những gì đen tối nhất đã ở lại phía sau bởi "thị trường bất động sản (BĐS) có thể đã chạm "đáy" của chu kỳ khủng hoảng". Đó là nhận định chung của hầu hết các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực bất động sản hiện nay. Sau rất nhiều nỗ lực của các cơ quan chức năng, tới cuối quý I/2012, tình hình thị trường đã bắt đầu có những chuyển biến. Những thông tin mới rất có giá trị như: nới van tín dụng với bất động sản, lãi suất sẽ giảm về khoảng 10% vào cuối năm 2012 (trung bình mỗi quý giảm 1%), Nhà nước sẽ bỏ tiền mua bất động sản trong nỗ lực tái cơ cấu ngành ngân hàng... được dự báo là có tác động rất tốt tới thị trường trong nửa cuối năm nay. Theo các chuyên gia, do độ trễ của chính sách, thị trường bất động sản sẽ thụ hưởng "thành quả" từ những chính sách trên sau từ 3 đến 6 tháng. Do đó, có thể thị trường sẽ khởi sắc rõ nét hơn từ khoảng cuối quý II, đầu quý 3/2012. Điều đó cũng có thể hiểu, đây là thời điểm nên mua vào để đón đợi những "làn sóng" mới trong tương lai gần.
Nhiều chuyên gia kinh tế thống nhất rằng, những khó khăn của BĐS chỉ là tạm thời. Thị trường đang ở trạng thái nghỉ ngơi chờ một làn sóng đầu tư mới. Khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường bất động sản sẽ nóng lên. Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhìn nhận, thị trường nhất định sẽ khởi sắc trong vài tháng tới. Thứ trưởng Nam nói: "Với nhiều thông tin tốt, mặt bằng lãi suất đang giảm dần, lạm phát duy trì ở mức thấp, thị trường sẽ có chuyển biến tích cực trong 3-6 tháng tới. Thị trường lúc này phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tâm lý, chứ tiền trong dân vẫn còn rất nhiều... Năm qua, thị trường có xuống dốc thật nhưng kinh nghiệm cho thấy, sự suy giảm đó vẫn nằm trong xu hướng đi lên".
Vượt qua sức ỳ
Nhìn về tương lai, chuyên gia Trần Kim Chung dự báo, tầm nhìn 2015 là sáng sủa đối với thị trường BĐS. Từ 2012 đến 2015, chắc chắn sẽ xảy ra một đợt điều chỉnh thị trường. Theo đó, sẽ có chủ thể sẽ rời bỏ thị trường và một số mới sẽ gia nhập. Ông Trần Kim Chung nói: "Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đi ngang hoặc đi xuống chút ít. Từ cuối 2012, thị trường bất động sản bắt đầu đi lên và đạt đỉnh vào khoảng cuối 2014, đầu 2015". Đương nhiên, trong giai đoạn tới, thị trường BĐS còn phải vượt qua được sức ỳ của quá trình chuyển giai đoạn từ tiền tệ hóa lên tài chính hóa. Do đó, thị trường cần sự hỗ trợ có điều kiện từ hệ thống pháp lý về các công cụ tài chính mới sắp ra đời. Điều này cũng có nghĩa các cơ quan hữu quan phải chủ động và tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu và ban hành các chính sách liên quan đến thị trường.
Bà Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Housing Group cũng khá lạc quan về tình hình thị trường thời gian tới. Bà cho biết, với sự dồi dào về nguồn cung, giá nhà ở được điều chỉnh phù hợp hơn và người mua sẽ có nhiều sự lựa chọn. Thị trường cũng trở nên minh bạch hơn. Tuy vậy, một trong những khó khăn đối với người mua nhà hiện nay là lãi suất ngân hàng còn quá cao. Lúc này, vay ngân hàng mua nhà không còn là lựa chọn hàng đầu của người mua, dẫn tới cầu trên thị trường giảm mạnh. Bà Nga phân tích: "Chính sách tín dụng hiện nay vẫn chú trọng đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư mà chưa chú trọng tới đáp ứng nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình". Do vậy, trong bối cảnh thu xếp tài chính cho các khoản đầu tư còn khó khăn, các dự án đưa ra được hỗ trợ tài chính cho các nhà đầu tư sẽ thu hút được sự quan tâm lớn nhất.
Cùng với đó, yêu cầu phân loại, tìm kiếm hàng hóa tốt trên thị trường hiện nay cũng không phải việc đơn giản. Các chuyên gia hàng đầu khuyên rằng, nhà đầu tư nên tìm tới những dự án nghiêm túc, có khả năng sinh lời cao, song cần cân nhắc yếu tố dài hạn. Đặc biệt, nên xem xét toàn diện về chất lượng dự án khi đầu tư. Cần quan tâm tới uy tín cũng như tiềm lực của các chủ đầu tư dự án.
Đáng chú ý, theo đề án "Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015", một trong những biện pháp nhằm cơ cấu lại tài chính cho các tổ chức tín dụng là "xem xét mua lại một số loại công trình, bất động sản thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước". Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, biện pháp này nếu được thực hiện trong thời điểm hiện nay sẽ giúp cho các doanh nghiệp bán được hàng, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng có cơ hội thu hồi vốn, giảm tỷ lệ nợ xấu. Về phía người dân cũng có cơ hội được thuê hoặc mua nhà có chất lượng tương đối tốt với giá cả hợp lý.
Tới đây, Bộ Xây dựng sẽ có cuộc làm việc với Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành chức năng về nội dung này. Theo quan điểm cá nhân, ông Nguyễn Trần Nam cho biết, mục đích của Nhà nước khi mua lại những dự án, công trình đó là để phục vụ mục đích an sinh xã hội như: bố trí nhà tái định cư, bán cho người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách, cho thuê hoặc để phục vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước như: làm trụ sở, nhà ở công vụ cho cán bộ. Như vậy, Nhà nước chỉ xem xét mua những dự án có giá trung bình trở xuống. Ông Nam nói: "Những dự án, công trình này sẽ không thể nằm ở vị trí đắc địa, có quy mô và mức độ hoàn thiện ở mức vừa phải, giá bán dao động từ 15 - 17 triệu đồng/m2 trở xuống".
Thời kỳ "đen tối" nhất đã qua?
Chuyên gia Trần Kim Chung, đến từ Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhìn nhận, năm 2011 thị trường bất động sản (BĐS) đã chứng kiến tất cả những gì gọi là bất lợi: Giá giảm mạnh, giao dịch đình trệ, rất hiếm công trình khởi công hay kết thúc chu trình đầu tư. Nguồn tiền chảy vào thị trường cũng giảm mạnh. Hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nhà nước không có chức năng chính là kinh doanh BĐS đã phải thoái vốn khỏi lĩnh vực này... Nhiều mảng thị trường tụt dốc khá sâu, thậm chí đã xuất hiện một số đợt bán tháo. "Giao dịch trầm lắng, giá giảm mạnh, bán cắt lỗ..." là những câu cửa miệng của giới đầu tư trong năm ngoái và những tháng đầu năm nay.
Tuy nhiên, dường như những gì đen tối nhất đã ở lại phía sau bởi "thị trường bất động sản (BĐS) có thể đã chạm "đáy" của chu kỳ khủng hoảng". Đó là nhận định chung của hầu hết các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực bất động sản hiện nay. Sau rất nhiều nỗ lực của các cơ quan chức năng, tới cuối quý I/2012, tình hình thị trường đã bắt đầu có những chuyển biến. Những thông tin mới rất có giá trị như: nới van tín dụng với bất động sản, lãi suất sẽ giảm về khoảng 10% vào cuối năm 2012 (trung bình mỗi quý giảm 1%), Nhà nước sẽ bỏ tiền mua bất động sản trong nỗ lực tái cơ cấu ngành ngân hàng... được dự báo là có tác động rất tốt tới thị trường trong nửa cuối năm nay. Theo các chuyên gia, do độ trễ của chính sách, thị trường bất động sản sẽ thụ hưởng "thành quả" từ những chính sách trên sau từ 3 đến 6 tháng. Do đó, có thể thị trường sẽ khởi sắc rõ nét hơn từ khoảng cuối quý II, đầu quý 3/2012. Điều đó cũng có thể hiểu, đây là thời điểm nên mua vào để đón đợi những "làn sóng" mới trong tương lai gần.
Nhiều chuyên gia kinh tế thống nhất rằng, những khó khăn của BĐS chỉ là tạm thời. Thị trường đang ở trạng thái nghỉ ngơi chờ một làn sóng đầu tư mới. Khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường bất động sản sẽ nóng lên. Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhìn nhận, thị trường nhất định sẽ khởi sắc trong vài tháng tới. Thứ trưởng Nam nói: "Với nhiều thông tin tốt, mặt bằng lãi suất đang giảm dần, lạm phát duy trì ở mức thấp, thị trường sẽ có chuyển biến tích cực trong 3-6 tháng tới. Thị trường lúc này phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tâm lý, chứ tiền trong dân vẫn còn rất nhiều... Năm qua, thị trường có xuống dốc thật nhưng kinh nghiệm cho thấy, sự suy giảm đó vẫn nằm trong xu hướng đi lên".
Vượt qua sức ỳ
Nhìn về tương lai, chuyên gia Trần Kim Chung dự báo, tầm nhìn 2015 là sáng sủa đối với thị trường BĐS. Từ 2012 đến 2015, chắc chắn sẽ xảy ra một đợt điều chỉnh thị trường. Theo đó, sẽ có chủ thể sẽ rời bỏ thị trường và một số mới sẽ gia nhập. Ông Trần Kim Chung nói: "Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đi ngang hoặc đi xuống chút ít. Từ cuối 2012, thị trường bất động sản bắt đầu đi lên và đạt đỉnh vào khoảng cuối 2014, đầu 2015". Đương nhiên, trong giai đoạn tới, thị trường BĐS còn phải vượt qua được sức ỳ của quá trình chuyển giai đoạn từ tiền tệ hóa lên tài chính hóa. Do đó, thị trường cần sự hỗ trợ có điều kiện từ hệ thống pháp lý về các công cụ tài chính mới sắp ra đời. Điều này cũng có nghĩa các cơ quan hữu quan phải chủ động và tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu và ban hành các chính sách liên quan đến thị trường.
Bà Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Housing Group cũng khá lạc quan về tình hình thị trường thời gian tới. Bà cho biết, với sự dồi dào về nguồn cung, giá nhà ở được điều chỉnh phù hợp hơn và người mua sẽ có nhiều sự lựa chọn. Thị trường cũng trở nên minh bạch hơn. Tuy vậy, một trong những khó khăn đối với người mua nhà hiện nay là lãi suất ngân hàng còn quá cao. Lúc này, vay ngân hàng mua nhà không còn là lựa chọn hàng đầu của người mua, dẫn tới cầu trên thị trường giảm mạnh. Bà Nga phân tích: "Chính sách tín dụng hiện nay vẫn chú trọng đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư mà chưa chú trọng tới đáp ứng nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình". Do vậy, trong bối cảnh thu xếp tài chính cho các khoản đầu tư còn khó khăn, các dự án đưa ra được hỗ trợ tài chính cho các nhà đầu tư sẽ thu hút được sự quan tâm lớn nhất.
Cùng với đó, yêu cầu phân loại, tìm kiếm hàng hóa tốt trên thị trường hiện nay cũng không phải việc đơn giản. Các chuyên gia hàng đầu khuyên rằng, nhà đầu tư nên tìm tới những dự án nghiêm túc, có khả năng sinh lời cao, song cần cân nhắc yếu tố dài hạn. Đặc biệt, nên xem xét toàn diện về chất lượng dự án khi đầu tư. Cần quan tâm tới uy tín cũng như tiềm lực của các chủ đầu tư dự án.
Đáng chú ý, theo đề án "Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015", một trong những biện pháp nhằm cơ cấu lại tài chính cho các tổ chức tín dụng là "xem xét mua lại một số loại công trình, bất động sản thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước". Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, biện pháp này nếu được thực hiện trong thời điểm hiện nay sẽ giúp cho các doanh nghiệp bán được hàng, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng có cơ hội thu hồi vốn, giảm tỷ lệ nợ xấu. Về phía người dân cũng có cơ hội được thuê hoặc mua nhà có chất lượng tương đối tốt với giá cả hợp lý.
Tới đây, Bộ Xây dựng sẽ có cuộc làm việc với Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành chức năng về nội dung này. Theo quan điểm cá nhân, ông Nguyễn Trần Nam cho biết, mục đích của Nhà nước khi mua lại những dự án, công trình đó là để phục vụ mục đích an sinh xã hội như: bố trí nhà tái định cư, bán cho người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách, cho thuê hoặc để phục vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước như: làm trụ sở, nhà ở công vụ cho cán bộ. Như vậy, Nhà nước chỉ xem xét mua những dự án có giá trung bình trở xuống. Ông Nam nói: "Những dự án, công trình này sẽ không thể nằm ở vị trí đắc địa, có quy mô và mức độ hoàn thiện ở mức vừa phải, giá bán dao động từ 15 - 17 triệu đồng/m2 trở xuống".
Thị Trường sẽ khởi sắc rõ nét hơn Từ khoảng cuối quý II, đầu quý 3/2012. Điều đó cũng có thể hiểu, đây là thời điểm nên mua vào để đón đợi những "làn sóng" mới trong tương lai. Thị trường BĐS sẽ thụ hưởng "thành quả" Từ những chính sách trên sau từ 3 đến 6 tháng. Thị trường đang ở trạng thái nghỉ ngơi chờ một làn sóng đầu tư mới. Khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường bất động sản sẽ nóng lên. |
Theo DĐDN