Năm 2013 là năm của nhà giá thấp, bởi đây là phân khúc thị trường cần và những người thực sự có nhu cầu về nhà ở gần như nằm ở phân khúc này.
Làn sóng bán tháo, cắt lỗ căn hộ, đất nền đến nhà chia lô, biệt thự vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, lượng giao dịch thành công quá ít, bởi nếu không thực sự có nhu cầu, người mua sẽ không xuống tiền lúc này.
Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Nhà Thủ Đức cho rằng, phân khúc nào cũng có nhu cầu, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Tuy nhiên, nhà giá thấp vẫn có khả năng giao dịch thành công nhiều, bởi nhu cầu của thị trường đang tập trung vào phân khúc này.
Chương trình nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng khởi xướng đã một lần thất bại, nay không thể thất bại thêm lần nữa. Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đã hạ quyết tâm đưa chương trình này vào thực hiện trong năm 2013. Theo đó, chương trình nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp và nhà ở giá thấp trong các đô thị lớn sẽ được triển khai bài bản hơn.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nêu chính kiến: “Pháp, Hồng Kông phát triển như vậy còn xây dựng căn hộ 15 - 25 m2, hà cớ gì Việt Nam cứ phải xây căn hộ trên 70 m2. Vấn đề là ở chỗ đặt căn hộ bé ở đâu, như thế nào cho phù hợp và đặc biệt là giá phải thấp. Tôi không phản đối căn hộ lớn, căn hộ hạng sang, nhưng chúng ta cũng phải hướng đến người nghèo, người thu nhập thấp bằng cách tạo ra những sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính của họ. Kể cả những người không có khả năng như người tàn tật, già cả neo đơn vẫn có quyền về nhà ở. Làm thế nào để có nhà thì không phải chỉ Chính phủ hay Bộ Xây dựng mà cả các DN phải tìm cách, xã hội phải chung tay. Chúng ta đã từng đổi đất lấy hạ tầng, tại sao lại không đổi đất lấy nhà?”.
Xây mới hay tận dụng lượng hàng tồn kho nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội đang là bài toán mà Chính phủ cân nhắc. Con số hàng tồn kho căn hộ trên thị trường vẫn chưa có một con số thống nhất. Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, con số tồn kho căn hộ thực tế phải cao gấp ba lần con số báo cáo. Ông Đực phân tích, các doanh nghiệp bất động sản báo cáo số lượng hàng bán được nhưng thực tế lượng hàng vẫn tồn ở phân khúc nhà đầu tư thứ cấp. Đơn cử, tại Dự án Chung cư 584 Tân Kiên, quận Bình Chánh, một nhà đầu tư thứ cấp đã “ôm” 700/1.000 căn hộ và hiện nhà đầu tư này vẫn chưa bán được. Vì thế, Bộ Xây dựng đưa ra con số 17.000 căn hộ tồn kho trên cả nước, nhưng TP. HCM lại có thống kê 28.000 căn hộ tồn kho trên địa bàn.
“Đẩy hàng tồn, thu hồi vốn là điều mà các nhà đầu tư thứ cấp phải làm trong lúc thị trường đóng băng, đó là nguyên nhân vì sao bất động sản giảm giá, nhưng vẫn không bán được hàng. Khách hàng mất niềm tin vào thị trường khi luôn phải tìm câu hỏi đâu là giá thực, đáy của bất động sản”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhận định. Ông Châu cũng cho rằng, năm 2013 là năm của nhà giá thấp, bởi đây là phân khúc thị trường cần và những người thực sự có nhu cầu về nhà ở gần như nằm ở phân khúc này. Hơn nữa, các chính sách của Nhà nước cũng hướng đến đối tượng người có thu nhập thấp, vì đây là đối tượng cần được ưu tiên.
Trong khi chờ Nghị định về quản lý và phát triển nhà ở xã hội được ban hành, nhiều doanh nghiệp bất động sản cho rằng, Chính phủ cần đưa ra giá nhà ở xã hội và tất cả nhà ở có giá bằng hoặc dưới mức này đều được hưởng cơ chế ưu đãi như nhà ở xã hội. Như vậy, các doanh nghiệp đang bán nhà ở thương mại sẽ cân đối để chuyển sang bán theo dạng nhà ở xã hội để thu hồi vốn.
Thị trường nhà ở giá thấp tại TP. HCM đang hình thành mạnh mẽ với sự tham gia của các công ty như Nam Long (với chuỗi sản phẩm E Home), Lê Thành, Đất Xanh, Đất Lành… Tecco sẽ hợp tác với Đất Lành để xây căn hộ bé, giá thấp tại quận 9, TP. HCM khi Tecco có sẵn đất và Đất Lành có kinh nghiệm. Lê Thành cũng đang cân nhắc kế hoạch bung ra thị trường khoảng 2.400 căn hộ giá thấp trong thời gian tới, dưới hình thức cho thuê và bán.
Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Nhà Thủ Đức cho rằng, phân khúc nào cũng có nhu cầu, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Tuy nhiên, nhà giá thấp vẫn có khả năng giao dịch thành công nhiều, bởi nhu cầu của thị trường đang tập trung vào phân khúc này.
Chương trình nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng khởi xướng đã một lần thất bại, nay không thể thất bại thêm lần nữa. Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đã hạ quyết tâm đưa chương trình này vào thực hiện trong năm 2013. Theo đó, chương trình nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp và nhà ở giá thấp trong các đô thị lớn sẽ được triển khai bài bản hơn.
Phân khúc căn hộ giá thấp được dự báo sẽ khởi sắc trong năm 2013
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nêu chính kiến: “Pháp, Hồng Kông phát triển như vậy còn xây dựng căn hộ 15 - 25 m2, hà cớ gì Việt Nam cứ phải xây căn hộ trên 70 m2. Vấn đề là ở chỗ đặt căn hộ bé ở đâu, như thế nào cho phù hợp và đặc biệt là giá phải thấp. Tôi không phản đối căn hộ lớn, căn hộ hạng sang, nhưng chúng ta cũng phải hướng đến người nghèo, người thu nhập thấp bằng cách tạo ra những sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính của họ. Kể cả những người không có khả năng như người tàn tật, già cả neo đơn vẫn có quyền về nhà ở. Làm thế nào để có nhà thì không phải chỉ Chính phủ hay Bộ Xây dựng mà cả các DN phải tìm cách, xã hội phải chung tay. Chúng ta đã từng đổi đất lấy hạ tầng, tại sao lại không đổi đất lấy nhà?”.
Xây mới hay tận dụng lượng hàng tồn kho nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội đang là bài toán mà Chính phủ cân nhắc. Con số hàng tồn kho căn hộ trên thị trường vẫn chưa có một con số thống nhất. Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, con số tồn kho căn hộ thực tế phải cao gấp ba lần con số báo cáo. Ông Đực phân tích, các doanh nghiệp bất động sản báo cáo số lượng hàng bán được nhưng thực tế lượng hàng vẫn tồn ở phân khúc nhà đầu tư thứ cấp. Đơn cử, tại Dự án Chung cư 584 Tân Kiên, quận Bình Chánh, một nhà đầu tư thứ cấp đã “ôm” 700/1.000 căn hộ và hiện nhà đầu tư này vẫn chưa bán được. Vì thế, Bộ Xây dựng đưa ra con số 17.000 căn hộ tồn kho trên cả nước, nhưng TP. HCM lại có thống kê 28.000 căn hộ tồn kho trên địa bàn.
“Đẩy hàng tồn, thu hồi vốn là điều mà các nhà đầu tư thứ cấp phải làm trong lúc thị trường đóng băng, đó là nguyên nhân vì sao bất động sản giảm giá, nhưng vẫn không bán được hàng. Khách hàng mất niềm tin vào thị trường khi luôn phải tìm câu hỏi đâu là giá thực, đáy của bất động sản”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhận định. Ông Châu cũng cho rằng, năm 2013 là năm của nhà giá thấp, bởi đây là phân khúc thị trường cần và những người thực sự có nhu cầu về nhà ở gần như nằm ở phân khúc này. Hơn nữa, các chính sách của Nhà nước cũng hướng đến đối tượng người có thu nhập thấp, vì đây là đối tượng cần được ưu tiên.
Trong khi chờ Nghị định về quản lý và phát triển nhà ở xã hội được ban hành, nhiều doanh nghiệp bất động sản cho rằng, Chính phủ cần đưa ra giá nhà ở xã hội và tất cả nhà ở có giá bằng hoặc dưới mức này đều được hưởng cơ chế ưu đãi như nhà ở xã hội. Như vậy, các doanh nghiệp đang bán nhà ở thương mại sẽ cân đối để chuyển sang bán theo dạng nhà ở xã hội để thu hồi vốn.
Thị trường nhà ở giá thấp tại TP. HCM đang hình thành mạnh mẽ với sự tham gia của các công ty như Nam Long (với chuỗi sản phẩm E Home), Lê Thành, Đất Xanh, Đất Lành… Tecco sẽ hợp tác với Đất Lành để xây căn hộ bé, giá thấp tại quận 9, TP. HCM khi Tecco có sẵn đất và Đất Lành có kinh nghiệm. Lê Thành cũng đang cân nhắc kế hoạch bung ra thị trường khoảng 2.400 căn hộ giá thấp trong thời gian tới, dưới hình thức cho thuê và bán.
Theo ĐTCK