Nhà đầu tư cần thận trọng với Trung Quốc và Ấn Độ bởi các tòa nhà chọc trời mọc lên càng nhiều là dấu hiệu của khủng hoảng, Barclays Capital nhận định.
Báo cáo của Barclays Capital chỉ ra, xây nhà chọc trời có quan hệ trực tiếp tới khủng hoảng kinh tế, có thể lấy ví dụ như khủng hoảng kinh tế New York năm 1930, Chicago năm 1974, Kuala Lumpur năm 1997 và Dubai năm 2010.
Theo phân tích của Barclays Capital, việc xây nhiều tòa nhà chọc trời cho thấy phân bổ vốn không hiệu quả, đẩy giá bất động sản lên cao và gây ra lạc quan thái quá trong tâm lý nhà đầu tư.
Trung Quốc hiện là nước có nhiều tòa nhà chọc trời nhất, trong khi Ấn Độ đang xây tòa nhà cao thứ hai thế giới.
Barclays Capital dự báo, trong vòng 6 năm tới, Trung Quốc sẽ hoàn tất khoảng 53% trong tổng số 124 tòa nhà chọc trời mới, và không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn tăng cả về độ cao của tòa nhà. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng cảnh báo hiện tượng bong bóng bất động sản ở Trung Quốc.
Ấn Độ được dự báo sẽ chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực xây nhà chọc trời. Hiện Ấn Độ mới có 2 tòa nhà cao nhất thế giới, tuy nhiên, trong 5 năm tới sẽ tăng thêm 14 tòa nhà.
Theo phân tích của Barclays Capital, việc xây nhiều tòa nhà chọc trời cho thấy phân bổ vốn không hiệu quả, đẩy giá bất động sản lên cao và gây ra lạc quan thái quá trong tâm lý nhà đầu tư.
Trung Quốc hiện là nước có nhiều tòa nhà chọc trời nhất, trong khi Ấn Độ đang xây tòa nhà cao thứ hai thế giới.
Barclays Capital dự báo, trong vòng 6 năm tới, Trung Quốc sẽ hoàn tất khoảng 53% trong tổng số 124 tòa nhà chọc trời mới, và không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn tăng cả về độ cao của tòa nhà. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng cảnh báo hiện tượng bong bóng bất động sản ở Trung Quốc.
Ấn Độ được dự báo sẽ chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực xây nhà chọc trời. Hiện Ấn Độ mới có 2 tòa nhà cao nhất thế giới, tuy nhiên, trong 5 năm tới sẽ tăng thêm 14 tòa nhà.
Nhadat.vn - Theo DVT