Sau gần 20 năm nỗ lực và với sự hỗ trợ của một số quốc gia, mới chỉ có nhà số 38 Hàng Đào, 87 Mã Mây, 51 Hàng Bạc cùng một số di tích trong khu phố cổ Hà Nội được bảo tồn nguyên vẹn.
Nếu cứ tiến độ này, phải mất bao nhiêu năm nữa Hà Nội mới hoàn tất việc bảo tồn 237 công trình kiến trúc đặc biệt vừa được đưa vào “sách đỏ”?
Không chỉ là “làm mới phần xác”
Sau nhiều năm nghiên cứu, khảo sát với những con số khác nhau được đưa ra, cuối cùng Hà Nội cũng chốt lại được danh sách công trình có giá trị đặc biệt đưa vào “sách đỏ” để bảo tồn nguyên trạng cấu trúc đặc trưng (gồm tổ chức các lớp công trình kết hợp sân trong, phong cách và các chi tiết kiến trúc mặt đứng, họa tiết, hoa văn…).
Chưa tính đến các di tích lịch sử, chỉ riêng về nhà ở, có 237/1.153 nhà được xác định là có giá trị đặc biệt. Con số này lớn hơn rất nhiều lần so với số lượng nhà cần được bảo tồn được đưa ra trong quy hoạch khu phố cổ năm 1995 và các công trình nghiên cứu trước đó.
Với một số lượng nhà ở được đưa vào “sách đỏ” lớn như vậy phải là điều đáng mừng. Thế nhưng, không ít các chuyên gia trong ngành lại tỏ ra lo lắng.
“Sau 20 năm nỗ lực, số lượng nhà được cải tạo chỉ đếm trên đầu ngón tay thì đến bao giờ và dựa vào nguồn lực nào để HN có thể hoàn thành tôn tạo và bảo tồn xong từng ấy ngôi nhà. Không ít ngôi nhà trong số đó đã cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng và chúng có thể gắng gượng chờ đến lượt mình để được bảo tồn hay không” - KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc HN nêu vấn đề.
Chưa hết, việc bảo tồn phố cổ không thể chỉ là làm mới kiến trúc bên ngoài như đã từng thực hiện với 52/200m mặt phố Tạ Hiện. Giá trị của phố cổ được làm nên từ sự tổng hòa của cả giá trị vật thể và phi vật thể như nhà hình ống nhiều lớp kết hợp sân trong, phố nghề phát triển mạnh cùng những lễ hội văn hóa, không gian sống hết sức đặc sắc, tạo sức hút đặc biệt.
“Nếu bảo tồn mà không gìn giữ được những hồn cốt đó thì chúng ta mới chỉ chạm đến phần xác và không thể làm cho phố cổ HN trở nên gần gũi và thân thiện với người dân như nó đã từng có”. Quan điểm này của GS.TS Hoàng Đạo Kính đã nhận được nhiều sự đồng tình của các chuyên gia kiến trúc, các nhà văn hóa của HN.
Nên bảo tồn có trọng tâm, trọng điểm
Đã có nhiều nơi trên thế giới bảo tồn thành công các khu phố cổ có những đặc trưng, thực trạng tương tự như phố cổ HN và chúng đều trở thành những địa chỉ văn hóa, du lịch vừa đặc sắc, độc đáo vừa “hái ra tiền” nhờ thu hút lượng lớn khách du lịch mỗi năm. Một trong những hình mẫu đáng nói nhất là khu phố cổ thành phố Genova (Italia) - di sản văn hóa thế giới và Thủ đô văn hóa của châu Âu.
Cũng sở hữu những ngôi nhà cổ có giá trị nhưng Genova không đổ tiền của, công sức để cải tạo, bảo tồn trên diện rộng mà lựa chọn 48 công trình cổ có giá trị nhất để đưa vào danh sách đầu tư, trùng tu đặc biệt. Các nhà máy, xí nghiệp dần được chuyển đi nơi khác, còn khu phố cổ chỉ còn cư dân sinh sống như nguyên bản và kiếm sống bằng các nghề thủ công truyền thống mà cha ông họ đã từng gắn bó, kinh doanh du lịch, mở quán bar...
Những căn nhà còn lại tùy theo giá trị kiến trúc sẽ nhận được những biện pháp hỗ trợ khác nhau từ chính quyền, thậm chí một số con phố còn do người dân tự bỏ tiền ra tu bổ theo “chuẩn” và có giám sát.
Nhìn lại thực tế và thực lực hiện có của HN, GS.TS Hoàng Đạo Kính cho rằng, nếu chạy theo số lượng sẽ thất bại, thay vào đó, chúng ta nên can thiệp chọn lọc, tức là chỉ nên chọn quy hoạch một số đoạn phố cổ đặc trưng nhất để tập trung phục dựng cho sống lại không khí xưa. KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng, can thiệp vào phố cổ là bắt buộc nhưng không có nghĩa là dàn trải, mà phải chọn điểm để làm triệt để, tránh bị loãng.
Nên có sự lựa chọn những khu phố, thậm chí là trong mỗi phố chỉ cần chọn 1-2 nhà để dồn sức tôn tạo, trùng tu cả về kiến trúc lẫn lối sinh hoạt, nghề truyền thống theo đúng phong cách phố cổ sẽ là cách làm hay, khả thi nhất. Quan trọng nhất, làm như vậy chúng ta sẽ không gạt người dân ra ngoài vòng quay của sự phát triển để phố cổ đúng nghĩa là bảo tàng sống. Những tuyến phố, đoạn phố còn lại không thuộc diện bảo tồn, nên để cho người dân tự phát triển dưới sự giám sát chặt chẽ, tuân theo quy định nghiêm ngặt.
Không chỉ là “làm mới phần xác”
Sau nhiều năm nghiên cứu, khảo sát với những con số khác nhau được đưa ra, cuối cùng Hà Nội cũng chốt lại được danh sách công trình có giá trị đặc biệt đưa vào “sách đỏ” để bảo tồn nguyên trạng cấu trúc đặc trưng (gồm tổ chức các lớp công trình kết hợp sân trong, phong cách và các chi tiết kiến trúc mặt đứng, họa tiết, hoa văn…).
Chưa tính đến các di tích lịch sử, chỉ riêng về nhà ở, có 237/1.153 nhà được xác định là có giá trị đặc biệt. Con số này lớn hơn rất nhiều lần so với số lượng nhà cần được bảo tồn được đưa ra trong quy hoạch khu phố cổ năm 1995 và các công trình nghiên cứu trước đó.
Nhiều ngôi nhà phố cổ Hà Nội đã xuống cấp trầm trọng
Với một số lượng nhà ở được đưa vào “sách đỏ” lớn như vậy phải là điều đáng mừng. Thế nhưng, không ít các chuyên gia trong ngành lại tỏ ra lo lắng.
“Sau 20 năm nỗ lực, số lượng nhà được cải tạo chỉ đếm trên đầu ngón tay thì đến bao giờ và dựa vào nguồn lực nào để HN có thể hoàn thành tôn tạo và bảo tồn xong từng ấy ngôi nhà. Không ít ngôi nhà trong số đó đã cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng và chúng có thể gắng gượng chờ đến lượt mình để được bảo tồn hay không” - KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc HN nêu vấn đề.
Chưa hết, việc bảo tồn phố cổ không thể chỉ là làm mới kiến trúc bên ngoài như đã từng thực hiện với 52/200m mặt phố Tạ Hiện. Giá trị của phố cổ được làm nên từ sự tổng hòa của cả giá trị vật thể và phi vật thể như nhà hình ống nhiều lớp kết hợp sân trong, phố nghề phát triển mạnh cùng những lễ hội văn hóa, không gian sống hết sức đặc sắc, tạo sức hút đặc biệt.
“Nếu bảo tồn mà không gìn giữ được những hồn cốt đó thì chúng ta mới chỉ chạm đến phần xác và không thể làm cho phố cổ HN trở nên gần gũi và thân thiện với người dân như nó đã từng có”. Quan điểm này của GS.TS Hoàng Đạo Kính đã nhận được nhiều sự đồng tình của các chuyên gia kiến trúc, các nhà văn hóa của HN.
Nên bảo tồn có trọng tâm, trọng điểm
Đã có nhiều nơi trên thế giới bảo tồn thành công các khu phố cổ có những đặc trưng, thực trạng tương tự như phố cổ HN và chúng đều trở thành những địa chỉ văn hóa, du lịch vừa đặc sắc, độc đáo vừa “hái ra tiền” nhờ thu hút lượng lớn khách du lịch mỗi năm. Một trong những hình mẫu đáng nói nhất là khu phố cổ thành phố Genova (Italia) - di sản văn hóa thế giới và Thủ đô văn hóa của châu Âu.
Cũng sở hữu những ngôi nhà cổ có giá trị nhưng Genova không đổ tiền của, công sức để cải tạo, bảo tồn trên diện rộng mà lựa chọn 48 công trình cổ có giá trị nhất để đưa vào danh sách đầu tư, trùng tu đặc biệt. Các nhà máy, xí nghiệp dần được chuyển đi nơi khác, còn khu phố cổ chỉ còn cư dân sinh sống như nguyên bản và kiếm sống bằng các nghề thủ công truyền thống mà cha ông họ đã từng gắn bó, kinh doanh du lịch, mở quán bar...
Hà Nội cần học tập kinh nghiệm bảo tồn phố cổ của nhiều nước khác
Những căn nhà còn lại tùy theo giá trị kiến trúc sẽ nhận được những biện pháp hỗ trợ khác nhau từ chính quyền, thậm chí một số con phố còn do người dân tự bỏ tiền ra tu bổ theo “chuẩn” và có giám sát.
Nhìn lại thực tế và thực lực hiện có của HN, GS.TS Hoàng Đạo Kính cho rằng, nếu chạy theo số lượng sẽ thất bại, thay vào đó, chúng ta nên can thiệp chọn lọc, tức là chỉ nên chọn quy hoạch một số đoạn phố cổ đặc trưng nhất để tập trung phục dựng cho sống lại không khí xưa. KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng, can thiệp vào phố cổ là bắt buộc nhưng không có nghĩa là dàn trải, mà phải chọn điểm để làm triệt để, tránh bị loãng.
Nên có sự lựa chọn những khu phố, thậm chí là trong mỗi phố chỉ cần chọn 1-2 nhà để dồn sức tôn tạo, trùng tu cả về kiến trúc lẫn lối sinh hoạt, nghề truyền thống theo đúng phong cách phố cổ sẽ là cách làm hay, khả thi nhất. Quan trọng nhất, làm như vậy chúng ta sẽ không gạt người dân ra ngoài vòng quay của sự phát triển để phố cổ đúng nghĩa là bảo tàng sống. Những tuyến phố, đoạn phố còn lại không thuộc diện bảo tồn, nên để cho người dân tự phát triển dưới sự giám sát chặt chẽ, tuân theo quy định nghiêm ngặt.
Theo Pháp Luật TP