Hơn ba năm qua, hàng trăm người dân các phường, xã: Tân Thiện, Bình Tân và Tân Bình (thị xã La Gi, Bình Thuận) luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu vì một quy hoạch "treo".
Một dự án "treo" - Hình ảnh minh họa
Nhà xuống cấp nhưng không được phép cải tạo, xây mới, ruộng sản xuất cầm chừng vì trong vùng quy hoạch, trong khi đất vẫn để hoang chờ dự án.
Ngày 23-5-2008, UBND thị xã La Gi (Bình Thuận) ra Quyết định số 509/QÐ-UBND phê duyệt quy hoạch khu thương mại-dịch vụ, dân cư hai bên đường số 4, đi qua phường Tân Thiện, phường Bình Tân và xã Tân Bình (thị xã La Gi, Bình Thuận), với tổng diện tích 308,59 ha. Từ khi có quyết định này, khoảng 200 hộ dân có nhà nằm trong vùng quy hoạch đã không được cấp phép sửa chữa, xây mới. Gần 200 ha đất trồng lúa ba vụ, nhiều năm qua là "vựa lúa" của địa phương, cũng bị đình trệ sản xuất. Nhiều hộ nông dân đã bán ruộng cho một số người kinh doanh bất động sản mua gom để chờ dự án. Vậy là, từ chỗ có ruộng, nay một số hộ dân phải thuê lại ruộng để canh tác. Việc tưới tiêu không còn được quan tâm, kênh mương không nạo vét, cho nên cứ vào mùa mưa, cả cánh đồng ngập trắng nước. Từ một cánh đồng lúa phì nhiêu nhất thị xã La Gi, nay chỉ còn vài đám ruộng sản xuất cầm chừng, năng suất thấp. Ðến nay vẫn chưa có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Bình Thuận, nhưng người dân gần như mất quyền làm chủ trên ruộng của mình. Quy hoạch "treo" không chỉ khiến người dân lao đao mà còn gây ra một sự lãng phí lớn.
Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HÐND thị xã La Gi và tỉnh Bình Thuận, nhiều cử tri chất vấn về việc chậm triển khai dự án khu thương mại - dịch vụ, dân cư hai bên đường số 4, làm ảnh hưởng cuộc sống, sản xuất của người dân, nhưng chỉ nhận được câu trả lời chung chung là đợi vốn, đợi nhà đầu tư! Thế nên, người dân không biết đến bao giờ quy hoạch mới hết "treo"?
Sân gôn Tam Ðảo gây ô nhiễm môi trường
Ðã nhiều năm nay, từ khi sân gôn Tam Ðảo (thuộc Công ty cổ phần đầu tư Tam Ðảo) đi vào hoạt động, người dân ở thôn Sơn Long, xã Hợp Châu (Tam Ðảo, Vĩnh Phúc) luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm nặng nề, bởi nguồn nước sinh hoạt bị vẩn đục. Tại cửa cống của sân gôn Tam Ðảo, hằng ngày thải ra dòng nước vàng đục, đổ trực tiếp vào hệ thống kênh thủy lợi dùng để tưới cho đồng ruộng xã Hợp Châu. Ngoài ra, nguồn nước thải này còn chảy cả vào ao, hồ của các hộ dân. Nước vẩn đục, có mùi hôi và khét, nhất là sau mỗi lần các công nhân của sân gôn Tam Ðảo phun thuốc trên thảm cỏ, nếu mưa xuống thì mặt ao, hồ bốc mùi khét nồng.
Thôn Sơn Long có hơn 200 hộ thì có tới 50-60 hộ bỏ hẳn việc dùng nước giếng để ăn uống, chỉ sử dụng để giặt quần áo và phải tự bỏ tiền làm đường ống rồi mua nước của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Sân gôn Tam Ðảo có tổng diện tích gần 140 ha, nằm trên địa phận ba xã Hợp Châu, Hồ Sơn và Minh Quang. Từ năm 2004, nước thải của sân gôn mang theo hóa chất diệt cỏ, thuốc sát trùng và các hóa chất khác từ trong sân gôn không qua xử lý đổ thẳng ra cống thoát rồi chảy tràn ra chung quanh. Ðây không phải lần đầu sân gôn Tam Ðảo gây ô nhiễm môi trường. Trước đó, vào giữa năm 2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định xử phạt hơn 110 triệu đồng đối với đơn vị này về hành vi gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, các vi phạm của đơn vị bao gồm: không thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường chung quanh; chưa có chứng từ đã chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị xử lý; hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại chưa bảo đảm, chưa có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường; không lập báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy hại theo quy định. Tuy nhiên, đến nay, việc sân gôn Tam Ðảo gây ô nhiễm môi trường vẫn chưa được xử lý triệt để.
Người dân ở thôn Sơn Long liên tục gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan chức năng. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở đơn vị này về hành vi xả nước thải không qua xử lý ra môi trường nhưng sân gôn Tam Ðảo không nghiêm túc chấp hành, vẫn tiếp tục xả hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng cuộc sống người dân địa phương.
Ngày 23-5-2008, UBND thị xã La Gi (Bình Thuận) ra Quyết định số 509/QÐ-UBND phê duyệt quy hoạch khu thương mại-dịch vụ, dân cư hai bên đường số 4, đi qua phường Tân Thiện, phường Bình Tân và xã Tân Bình (thị xã La Gi, Bình Thuận), với tổng diện tích 308,59 ha. Từ khi có quyết định này, khoảng 200 hộ dân có nhà nằm trong vùng quy hoạch đã không được cấp phép sửa chữa, xây mới. Gần 200 ha đất trồng lúa ba vụ, nhiều năm qua là "vựa lúa" của địa phương, cũng bị đình trệ sản xuất. Nhiều hộ nông dân đã bán ruộng cho một số người kinh doanh bất động sản mua gom để chờ dự án. Vậy là, từ chỗ có ruộng, nay một số hộ dân phải thuê lại ruộng để canh tác. Việc tưới tiêu không còn được quan tâm, kênh mương không nạo vét, cho nên cứ vào mùa mưa, cả cánh đồng ngập trắng nước. Từ một cánh đồng lúa phì nhiêu nhất thị xã La Gi, nay chỉ còn vài đám ruộng sản xuất cầm chừng, năng suất thấp. Ðến nay vẫn chưa có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Bình Thuận, nhưng người dân gần như mất quyền làm chủ trên ruộng của mình. Quy hoạch "treo" không chỉ khiến người dân lao đao mà còn gây ra một sự lãng phí lớn.
Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HÐND thị xã La Gi và tỉnh Bình Thuận, nhiều cử tri chất vấn về việc chậm triển khai dự án khu thương mại - dịch vụ, dân cư hai bên đường số 4, làm ảnh hưởng cuộc sống, sản xuất của người dân, nhưng chỉ nhận được câu trả lời chung chung là đợi vốn, đợi nhà đầu tư! Thế nên, người dân không biết đến bao giờ quy hoạch mới hết "treo"?
Sân gôn Tam Ðảo gây ô nhiễm môi trường
Sân golf Tam Đảo
Ðã nhiều năm nay, từ khi sân gôn Tam Ðảo (thuộc Công ty cổ phần đầu tư Tam Ðảo) đi vào hoạt động, người dân ở thôn Sơn Long, xã Hợp Châu (Tam Ðảo, Vĩnh Phúc) luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm nặng nề, bởi nguồn nước sinh hoạt bị vẩn đục. Tại cửa cống của sân gôn Tam Ðảo, hằng ngày thải ra dòng nước vàng đục, đổ trực tiếp vào hệ thống kênh thủy lợi dùng để tưới cho đồng ruộng xã Hợp Châu. Ngoài ra, nguồn nước thải này còn chảy cả vào ao, hồ của các hộ dân. Nước vẩn đục, có mùi hôi và khét, nhất là sau mỗi lần các công nhân của sân gôn Tam Ðảo phun thuốc trên thảm cỏ, nếu mưa xuống thì mặt ao, hồ bốc mùi khét nồng.
Thôn Sơn Long có hơn 200 hộ thì có tới 50-60 hộ bỏ hẳn việc dùng nước giếng để ăn uống, chỉ sử dụng để giặt quần áo và phải tự bỏ tiền làm đường ống rồi mua nước của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Sân gôn Tam Ðảo có tổng diện tích gần 140 ha, nằm trên địa phận ba xã Hợp Châu, Hồ Sơn và Minh Quang. Từ năm 2004, nước thải của sân gôn mang theo hóa chất diệt cỏ, thuốc sát trùng và các hóa chất khác từ trong sân gôn không qua xử lý đổ thẳng ra cống thoát rồi chảy tràn ra chung quanh. Ðây không phải lần đầu sân gôn Tam Ðảo gây ô nhiễm môi trường. Trước đó, vào giữa năm 2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định xử phạt hơn 110 triệu đồng đối với đơn vị này về hành vi gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, các vi phạm của đơn vị bao gồm: không thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường chung quanh; chưa có chứng từ đã chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị xử lý; hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại chưa bảo đảm, chưa có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường; không lập báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy hại theo quy định. Tuy nhiên, đến nay, việc sân gôn Tam Ðảo gây ô nhiễm môi trường vẫn chưa được xử lý triệt để.
Người dân ở thôn Sơn Long liên tục gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan chức năng. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở đơn vị này về hành vi xả nước thải không qua xử lý ra môi trường nhưng sân gôn Tam Ðảo không nghiêm túc chấp hành, vẫn tiếp tục xả hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng cuộc sống người dân địa phương.
Theo Nhân Dân