Bộ Xây dựng vừa đề nghị các Sở Xây dựng báo cáo về tình hình tồn kho của doanh nghiệp đầu tư bất động sản tại địa phương để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.
Thị trường địa ốc tiếp tục trầm lắng trong tháng "cô hồn".
Tài liệu và nội dung báo cáo gửi về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng, trước ngày 15/9. Tình hình tồn kho sẽ được Bộ Xây dựng hoàn tất để gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Tài liệu này phục vụ công tác thẩm tra báo cáo của Chính phủ về đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; phương hướng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.
Kể từ cuối tháng 4/2011, cùng với động thái siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thị trường bất động sản rơi vào trạng thái trầm lắng ở hầu hết phân khúc, các doanh nghiệp địa ốc khó khăn, nhiều đơn vị xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cũng bên bờ phá sản. Lãnh đạo Bộ Xây dựng đã phải nhiều lần đề xuất các giải pháp cứu thị trường. Theo báo cáo tình hình hoạt động của thị trường bất động sản của Sở Xây dựng Hà Nội, từ năm 2011 đến nay, trong số 500 sàn giao dịch địa ốc, có tới 122 sàn ngừng hoạt động, trên 200 sàn không có giao dịch thành công, số còn lại có lượng khiêm tốn.
Theo thống kê dựa trên báo cáo tài chính, hàng tồn kho của 26 công ty địa ốc niêm yết trong 6 tháng đầu năm lên tới hơn 36.000 tỷ đồng. Thậm chí có doanh nghiệp còn ế tới 500 căn hộ, nợ vay khoảng 1.000 tỷ đồng và phải chịu áp lực lãi suất vay rất lớn. Hiện nhiều nhà đầu tư buộc phải bán tháo căn hộ để giảm áp lực tài chính.
Kể từ cuối tháng 4/2011, cùng với động thái siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thị trường bất động sản rơi vào trạng thái trầm lắng ở hầu hết phân khúc, các doanh nghiệp địa ốc khó khăn, nhiều đơn vị xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cũng bên bờ phá sản. Lãnh đạo Bộ Xây dựng đã phải nhiều lần đề xuất các giải pháp cứu thị trường. Theo báo cáo tình hình hoạt động của thị trường bất động sản của Sở Xây dựng Hà Nội, từ năm 2011 đến nay, trong số 500 sàn giao dịch địa ốc, có tới 122 sàn ngừng hoạt động, trên 200 sàn không có giao dịch thành công, số còn lại có lượng khiêm tốn.
Theo thống kê dựa trên báo cáo tài chính, hàng tồn kho của 26 công ty địa ốc niêm yết trong 6 tháng đầu năm lên tới hơn 36.000 tỷ đồng. Thậm chí có doanh nghiệp còn ế tới 500 căn hộ, nợ vay khoảng 1.000 tỷ đồng và phải chịu áp lực lãi suất vay rất lớn. Hiện nhiều nhà đầu tư buộc phải bán tháo căn hộ để giảm áp lực tài chính.
Theo VnExpress