Giải tỏa bức xúc của các chủ đầu tư BĐS chân chính về hiện tượng một số DN BĐS đã bán sản phẩm dưới giá thành, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu,khẳng định: "Thành phố sẽ kiểm tra những dự án phá giá đó có bán thật như vậy không hay chỉ đưa thông tin gây xáo trộn thị trường và truy xem họ đã nộp đủ tiền sử dụng đất chưa".
Tại buổi gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Xây dựng và các DN ngành BĐS khu vực Hà Nội tổ chức ngày 25/10, Phó tổng giám đốc Vinaconex Đoàn Châu Phong cho hay, DNBĐS đang đối mặt với hàng loạt khó khăn. Nhiều đơn vị không đủ kiên trì chờ thị trường khởi sắc đã tìm mọi cách thoát khỏi cuộc chơi bằng cách phá giá thị trường BĐS. Điều này đã khiến thị trường tiếp tục trầm lắng, ảnh hưởng đến tâm lý, người mua luôn ở trạng thái chờ đợi giảm tiếp. "Người dân cho rằng, một đơn vị bán phá giá sẽ có nhiều DN bán phá giá nữanên chờ bao giờ đến DN bán phá giá cuối cùng sẽ mua", ông Phong nói.
“Chúng ta vào WTO để hưởng chính sách chống bán phá giá, nhưng ngay trên thị trường của ta, chúng ta bán phá giá của nhau thì làm sao kinh doanh được nữa?”, ông Phong bức xúc.
Theo ông Phong, việc phá giá không chỉ ảnh hưởng đến thị trường BĐS mà còn ảnh hưởng đến hàng loạt dự án, nhất là phân khúc nhà ở cho người nghèo. Sau khi các DN hạ giá, một số căn hộ còn rẻ hơn nhà ở xã hội. “Trong khi đó, nhà ở xã hội hiện nay vốn đã lâm vào tình cảnhlàm xong rồi nhưng người mua nhà không nộp tiền. Bây giờ lại có DN phá giá rồi thì người tiêu dùng thắc mắc nhà ở thương mại còn rẻ hơn nhà ở xã hội thì chờ mua nhà thương mại mua chứ nộp tiền vào nhà xã hội làm gì?”
Bởi vậy, theo ông Phong, vấn đề cấp bách là Bộ Xây dựng phải đưa ra chính sách chống bán phá giá. "Giá thành thế nào, bán ra bao nhiêu chứ không được bán bằng mọi giá để đảm bảo cho những DN chân chính làm ăn. Bộ phải kiểm soát chặt chẽ để tránh ảnh hưởng đến DN khác. Giá công bố bao nhiêu, tạo sao lại bán thấp như vậy, cần kiểm tra kỹ. Việc nàynó ảnh hưởng đến thị trường rất lớn nhất là trong lúc đang khó khăn như thế này mà chúng ta không kìm hãm chuyện đó thì sẽ mất hết kiểm soát", ông Phong nói.
Vừa qua, chung cư Đại Thanh đã gây sốt khi hạ giá bán từ 14 triệu đồng/m2 xuống còn 10 triệu đồng/m2, thấp hơn giá nhà ở xã hội. Sau cơn sốt Đại Thanh, hàng loạt DN cũng vào cuộc giảm giá để giành giật khách hàng bằng cách trực tiếp giảm giá hoặc tăng khuyến mãi chiết khấu. Điều này khiến cho nhiều DN BĐS chân chính bức xúc và có nguy cơ ế hàng trầm trọng.
“Chúng ta vào WTO để hưởng chính sách chống bán phá giá, nhưng ngay trên thị trường của ta, chúng ta bán phá giá của nhau thì làm sao kinh doanh được nữa?”, ông Phong bức xúc.
Các dự án BĐS bán phá giá sẽ bị kiểm soát chặt
Theo ông Phong, việc phá giá không chỉ ảnh hưởng đến thị trường BĐS mà còn ảnh hưởng đến hàng loạt dự án, nhất là phân khúc nhà ở cho người nghèo. Sau khi các DN hạ giá, một số căn hộ còn rẻ hơn nhà ở xã hội. “Trong khi đó, nhà ở xã hội hiện nay vốn đã lâm vào tình cảnhlàm xong rồi nhưng người mua nhà không nộp tiền. Bây giờ lại có DN phá giá rồi thì người tiêu dùng thắc mắc nhà ở thương mại còn rẻ hơn nhà ở xã hội thì chờ mua nhà thương mại mua chứ nộp tiền vào nhà xã hội làm gì?”
Bởi vậy, theo ông Phong, vấn đề cấp bách là Bộ Xây dựng phải đưa ra chính sách chống bán phá giá. "Giá thành thế nào, bán ra bao nhiêu chứ không được bán bằng mọi giá để đảm bảo cho những DN chân chính làm ăn. Bộ phải kiểm soát chặt chẽ để tránh ảnh hưởng đến DN khác. Giá công bố bao nhiêu, tạo sao lại bán thấp như vậy, cần kiểm tra kỹ. Việc nàynó ảnh hưởng đến thị trường rất lớn nhất là trong lúc đang khó khăn như thế này mà chúng ta không kìm hãm chuyện đó thì sẽ mất hết kiểm soát", ông Phong nói.
Vừa qua, chung cư Đại Thanh đã gây sốt khi hạ giá bán từ 14 triệu đồng/m2 xuống còn 10 triệu đồng/m2, thấp hơn giá nhà ở xã hội. Sau cơn sốt Đại Thanh, hàng loạt DN cũng vào cuộc giảm giá để giành giật khách hàng bằng cách trực tiếp giảm giá hoặc tăng khuyến mãi chiết khấu. Điều này khiến cho nhiều DN BĐS chân chính bức xúc và có nguy cơ ế hàng trầm trọng.
Theo Khám phá