"Người nước ngoài nên được xem là nhóm đối tượng mở rộng hợp lý của một thị trường BĐS đã phát triển, chứ không hẳn là một biện pháp ‘chữa cháy’ khi BĐS thừa cung." Bà Dương Thùy Dung, Phó Giám Đốc, Phòng Nghiên Cứu và Tư Vấn Phát Triển CBRE Việt Nam cho biết.
Những kiến nghị mới đây của Bộ Xây dựng về việc cho người nước ngoài ở Việt Nam được cho là động thái tích cực giúp giải quyết tồn kho bất động sản, trong đó có các dự án cao cấp. Tuy nhiên, theo CBRE không nên xem nguồn cầu từ người nước ngoài là một giải pháp nhanh chóng và dễ dàng nhằm giảm tải cho một thị trường thừa cung.
Kể từ khi thực thi Nghị quyết 19 năm 2009 đến nay, mới chỉ có hơn 100 trong 80.000 người nước ngoài (không bao gồm Việt Kiều) hiện đang sống và làm việc ở Việt Nam đã mua nhà tại đây. Phần lớn là kết hôn với công dân Việt Nam trong khi số còn lại có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam hoặc giữ vị trí quản lý trong doanh nghiệp được thành lập tại đây. Số lượng doanh nghiệp nước ngoài mua căn hộ thậm chí còn ít hơn, chỉ vỏn vẹn 25 doanh nghiệp.
Nguyên nhân chính là do giá nhà đắt đỏ và có quá nhiều tiêu chí ràng buộc bởi quy định hiện hành. Giá mua nhà còn quá cao so với chi phí thuê nhà nên hầu hết các tổ chức nước ngoài vẫn ưa chuộng hình thức thuê hơn là mua căn hộ. Các hạn chế có thể kể đến như cấm chuyển nhượng/bán nhà ở trong vòng 12 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp nhất; không được cho bên thứ ba thuê; và không được sử dụng nhà ở làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng không được cho thuê căn hộ, thậm chí trong thời gian căn hộ bị bỏ trống do nhân viên nước ngoài của họ không ở Việt Nam.
Theo đánh giá của một số doanh nghiệp phát triển dự án, nhu cầu mua nhà ở của người nước ngoài làm ăn và sinh sống tại Việt Nam và Việt kiều hiện nay là rất lớn. Mặt khác, hiện tại các doanh nghiệp bất động sản trong nước có nhiều dự án đáp ứng đủ điều kiện của các chuyên gia nước ngoài đang dư cung, trong đó có nhiều dự án trước đó từng có nhiều khách hàng tìm thuê mua là các chuyên gia người nước ngoài, Việt kiều, nhưng họ rất khó tiếp cận vì rào cản chính sách. Vì vậy, đề xuất lần này của Bộ Xây dựng có khả năng mang lại một luồng gió mới, làm ấm lại thị trường bất động sản, nhất là phân khúc cao cấp
Tuy nhiên, Bà Dương Thùy Dung, Phó Giám Đốc, Phòng Nghiên Cứu và Tư Vấn Phát Triển của CBRE Việt Nam cho hay: "Rõ ràng việc gỡ bỏ những hạn chế người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam là một tin tốt lành, nhưng đây chưa phải là giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề đã và đang tồn tại trong ngành bất động sản trong những năm vừa qua. Nghị quyết sửa đổi, nếu được thông qua, sẽ thu hút một lượng lớn nguồn tiền nước ngoài vào thị trường bất động sản, nhưng không thể trở thành nguồn vốn chính cho Việt Nam".
Theo đại diện CBRE, người nước ngoài nên được xem giống như các đối tượng mua nhà lần đầu Việt Kiều hoặc các cặp vợ chồng mới cưới. Người nước ngoài cũng nên được xem là nhóm đối tượng mở rộng hợp lý của một thị trường đã phát triển, chứ không hẳn là một biện pháp ‘chữa cháy’.
Ảnh minh họa.
Kể từ khi thực thi Nghị quyết 19 năm 2009 đến nay, mới chỉ có hơn 100 trong 80.000 người nước ngoài (không bao gồm Việt Kiều) hiện đang sống và làm việc ở Việt Nam đã mua nhà tại đây. Phần lớn là kết hôn với công dân Việt Nam trong khi số còn lại có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam hoặc giữ vị trí quản lý trong doanh nghiệp được thành lập tại đây. Số lượng doanh nghiệp nước ngoài mua căn hộ thậm chí còn ít hơn, chỉ vỏn vẹn 25 doanh nghiệp.
Nguyên nhân chính là do giá nhà đắt đỏ và có quá nhiều tiêu chí ràng buộc bởi quy định hiện hành. Giá mua nhà còn quá cao so với chi phí thuê nhà nên hầu hết các tổ chức nước ngoài vẫn ưa chuộng hình thức thuê hơn là mua căn hộ. Các hạn chế có thể kể đến như cấm chuyển nhượng/bán nhà ở trong vòng 12 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp nhất; không được cho bên thứ ba thuê; và không được sử dụng nhà ở làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng không được cho thuê căn hộ, thậm chí trong thời gian căn hộ bị bỏ trống do nhân viên nước ngoài của họ không ở Việt Nam.
Theo đánh giá của một số doanh nghiệp phát triển dự án, nhu cầu mua nhà ở của người nước ngoài làm ăn và sinh sống tại Việt Nam và Việt kiều hiện nay là rất lớn. Mặt khác, hiện tại các doanh nghiệp bất động sản trong nước có nhiều dự án đáp ứng đủ điều kiện của các chuyên gia nước ngoài đang dư cung, trong đó có nhiều dự án trước đó từng có nhiều khách hàng tìm thuê mua là các chuyên gia người nước ngoài, Việt kiều, nhưng họ rất khó tiếp cận vì rào cản chính sách. Vì vậy, đề xuất lần này của Bộ Xây dựng có khả năng mang lại một luồng gió mới, làm ấm lại thị trường bất động sản, nhất là phân khúc cao cấp
Tuy nhiên, Bà Dương Thùy Dung, Phó Giám Đốc, Phòng Nghiên Cứu và Tư Vấn Phát Triển của CBRE Việt Nam cho hay: "Rõ ràng việc gỡ bỏ những hạn chế người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam là một tin tốt lành, nhưng đây chưa phải là giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề đã và đang tồn tại trong ngành bất động sản trong những năm vừa qua. Nghị quyết sửa đổi, nếu được thông qua, sẽ thu hút một lượng lớn nguồn tiền nước ngoài vào thị trường bất động sản, nhưng không thể trở thành nguồn vốn chính cho Việt Nam".
Theo đại diện CBRE, người nước ngoài nên được xem giống như các đối tượng mua nhà lần đầu Việt Kiều hoặc các cặp vợ chồng mới cưới. Người nước ngoài cũng nên được xem là nhóm đối tượng mở rộng hợp lý của một thị trường đã phát triển, chứ không hẳn là một biện pháp ‘chữa cháy’.
Theo TTVN