Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án tạm dừng chỉ chiếm 3,7% tổng số lượng dự án, diện tích đất của các dự án tạm dừng chỉ chiếm 4,8% tổng diện tích đất của toàn bộ các dự án là quá ít. Điều đó cho thấy, các địa phương chưa triển khai mạnh việc rà soát và phân loại dự án, kết quả thực hiện việc tạm dừng nhìn chung chưa đạt yêu cầu.
Kết quả rà soát của Bộ Xây dung cho thấy, hiện tổng số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên phạm vi cả nước lên tới hơn 3.700 dự án với tổng mức đầu tư ước tính là 3.534.896 tỷ đồng.
Tổng diện tích đất là trên 90.00 ha với 33.400 ha diện tích đất xây nhà ở. Trong đó, chỉ 2.300 ha dành để xây dựng nhà ở xã hội với xấp xỉ 2.800 căn hộ, tương đương 410.00 m2 sàn (Hà Nội 82.000 m2, Tp.HCM 79.000 m2). Tổng mức đầu tư ước tính 3,5 triệu tỷ đồng.
Về tình hình tồn kho bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, theo báo cáo của 55/63 địa phương, tổng giá trị tồn kho tại các dự án phát triển nhà ở vào khoảng 125.450 tỷ đồng.
Trong đó, căn hộ chung cư tồn kho 33.852 căn, tương đương 41.502 tỷ đồng; nhà thấp tầng tồn kho 15.376 căn, tương đương 27.730 tỷ đồng; đất nền nhà ở tồn kho 9.851.813 m2, tương đương 48.724 tỷ đồng; đất nền thương mại khác tồn kho 2.121.681 m2, tương đương 7.494 tỷ đồng.
Hiện tại, tổng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản là 230.615 tỷ đồng, chiếm khoảng 7.6% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế, tăng 0,9% so với thời điểm 31/12/2012. Trong khi đó,
tính đến ngày 28/2/2013, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản đạt 5,68%, cao hơn mức 5,39% ở thời điểm 31/12/2012. Nợ xấu bất động sản tiếp tục tăng, song chỉ nhỉnh hơn 0,29% so với thời điểm cuối năm ngoái.
Bên cạnh các con số thống kê không mấy khả quan đó thì trong hai năm trở lại đây, có nhiều đơn vị, doanh nghiệp không đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án cũng như khả năng hấp thụ thấp, dẫn đến các dự án dở dang hoặc chỉ đủ tiền để giải phóng mặt bằng, nộp tiền sử dụng đất, làm hạ tầng, không đủ tiền xây nhà. Điều này cũng dẫn đến tình trạng dự án “treo” xuất hiện tràn lan tại không ít địa phương, gây lãng phí tài nguyên đất và mất mỹ quan đô thị.
Và theo số liệu các địa phương báo cáo, sau khi rà soát 3.742 dự án thì có đến 3.178 dự án được tiếp tục triển khai, trong đó tập trung tại TP.HCM (882 dự án), Đồng Nai (440 dự án), Hà Nội (370 dự án), với tổng diện tích đất là 82.897 héc-ta. Số dự án bất động sản, nhà ở phải tạm dừng chỉ có 138 dự án. Riêng Hà Nội chưa có số liệu về các dự án tạm dừng, trong khi TP. HCM chỉ có 37 dự án tạm dừng.
Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án tạm dừng của các địa phương là quá ít. Số lượng dự án tạm dừng chỉ chiếm 3,7% tổng số lượng dự án, diện tích đất của các dự án tạm dừng chỉ chiếm 4,8% tổng diện tích đất của toàn bộ các dự án. Số dự án cần điều chỉnh quy hoạch là 432 dự án, tổng diện tích đất khoảng 22.024 héc-ta.
Điều đó cho thấy, các địa phương chưa triển khai mạnh việc rà soát và phân loại dự án, kết quả thực hiện việc tạm dừng nhìn chung chưa đạt yêu cầu. Trước thực tế đó, Bộ Xây dựng yêu cầu, trong thời gian tới, các địa phương cần phải thực hiện tích cực hơn nữa việc rà soát các dự án để phân loại dự án phát triển nhà ở tiếp tục triển khai, các dự án cần điều chỉnh và các dự án dừng triển khai.
Tổng diện tích đất là trên 90.00 ha với 33.400 ha diện tích đất xây nhà ở. Trong đó, chỉ 2.300 ha dành để xây dựng nhà ở xã hội với xấp xỉ 2.800 căn hộ, tương đương 410.00 m2 sàn (Hà Nội 82.000 m2, Tp.HCM 79.000 m2). Tổng mức đầu tư ước tính 3,5 triệu tỷ đồng.
Về tình hình tồn kho bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, theo báo cáo của 55/63 địa phương, tổng giá trị tồn kho tại các dự án phát triển nhà ở vào khoảng 125.450 tỷ đồng.
Trong đó, căn hộ chung cư tồn kho 33.852 căn, tương đương 41.502 tỷ đồng; nhà thấp tầng tồn kho 15.376 căn, tương đương 27.730 tỷ đồng; đất nền nhà ở tồn kho 9.851.813 m2, tương đương 48.724 tỷ đồng; đất nền thương mại khác tồn kho 2.121.681 m2, tương đương 7.494 tỷ đồng.
Hiện tại, tổng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản là 230.615 tỷ đồng, chiếm khoảng 7.6% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế, tăng 0,9% so với thời điểm 31/12/2012. Trong khi đó,
tính đến ngày 28/2/2013, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản đạt 5,68%, cao hơn mức 5,39% ở thời điểm 31/12/2012. Nợ xấu bất động sản tiếp tục tăng, song chỉ nhỉnh hơn 0,29% so với thời điểm cuối năm ngoái.
Bên cạnh các con số thống kê không mấy khả quan đó thì trong hai năm trở lại đây, có nhiều đơn vị, doanh nghiệp không đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án cũng như khả năng hấp thụ thấp, dẫn đến các dự án dở dang hoặc chỉ đủ tiền để giải phóng mặt bằng, nộp tiền sử dụng đất, làm hạ tầng, không đủ tiền xây nhà. Điều này cũng dẫn đến tình trạng dự án “treo” xuất hiện tràn lan tại không ít địa phương, gây lãng phí tài nguyên đất và mất mỹ quan đô thị.
Và theo số liệu các địa phương báo cáo, sau khi rà soát 3.742 dự án thì có đến 3.178 dự án được tiếp tục triển khai, trong đó tập trung tại TP.HCM (882 dự án), Đồng Nai (440 dự án), Hà Nội (370 dự án), với tổng diện tích đất là 82.897 héc-ta. Số dự án bất động sản, nhà ở phải tạm dừng chỉ có 138 dự án. Riêng Hà Nội chưa có số liệu về các dự án tạm dừng, trong khi TP. HCM chỉ có 37 dự án tạm dừng.
Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án tạm dừng của các địa phương là quá ít. Số lượng dự án tạm dừng chỉ chiếm 3,7% tổng số lượng dự án, diện tích đất của các dự án tạm dừng chỉ chiếm 4,8% tổng diện tích đất của toàn bộ các dự án. Số dự án cần điều chỉnh quy hoạch là 432 dự án, tổng diện tích đất khoảng 22.024 héc-ta.
Điều đó cho thấy, các địa phương chưa triển khai mạnh việc rà soát và phân loại dự án, kết quả thực hiện việc tạm dừng nhìn chung chưa đạt yêu cầu. Trước thực tế đó, Bộ Xây dựng yêu cầu, trong thời gian tới, các địa phương cần phải thực hiện tích cực hơn nữa việc rà soát các dự án để phân loại dự án phát triển nhà ở tiếp tục triển khai, các dự án cần điều chỉnh và các dự án dừng triển khai.
Theo VnMedia