Nhà nước tốn hàng ngàn tỉ đồng cho những “con đường đắt nhất thế giới” nhưng hệ lụy là hàng loạt tuyến phố ra đời như một nồi lẩu thập cẩm với những căn nhà siêu mỏng, siêu lạ!
Chuyện mỗi mét đường tốn 1 tỉ đồng ở dự án đường vành đai 1 Hà Nội, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu khiến người ta càng thấy tiếc nuối cho một ý tưởng tốt đẹp hình thành từ đầu những năm 2000 nhưng đã không có cơ hội để thực hiện.
Bài học cũ
Cùng nằm trên đường vành đai 1 của Hà Nội, đoạn nối trước của tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu là Kim Liên - Ô Chợ Dừa, được đưa vào sử dụng tháng 5.2007 trong sự tiếc nuối của rất nhiều người. Trong tổng vốn đầu tư gần 733 tỉ đồng của dự án thì có đến trên 600 tỉ đồng được dùng cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), giá trị xây lắp của 1,1 km đường chỉ khoảng 100 tỉ.
Đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa có mặt cắt 50m với 6 làn xe cơ giới, 4 làn xe thô sơ được coi là con đường hiện đại nhất Hà Nội vào thời điểm đó, hoàn thành khiến gần 1.000 hộ từ ngõ ngách không tên bỗng trở thành mặt tiền phố lớn. Giá đất của khu vực tăng đột biến. Có những vị trí trước khi làm đường, giá 1m2 đất chỉ 15-20 triệu đồng thì bỗng chốc được đẩy lên trên 100 triệu đồng.
Các chuyên gia khi đó tính toán trong sự xót xa rằng, sơ bộ, giá trị đất của khu vực tăng lên sau khi có đường cũng bằng đủ số tiền xây dựng tuyến đường. Khoản lợi này rơi vào tay những hộ dân may mắn, Nhà nước không thu được một xu.
Nhưng vấn đề quan trọng là ở chỗ, cách làm này không chỉ tạo gánh nặng cho ngân sách mà còn gây ra những bất bình đẳng trong xã hội. Rất nhiều người dân đang ở mặt phố cũ bị chuyển đi, còn một số người khác đang ở trong ngõ lại được hưởng lợi nhờ chuyển ra mặt đường.
Sự tiếc nuối của nhiều người không chỉ về chuyện Nhà nước tốn quá nhiều tiền cho việc mở một con đường mà còn do chúng ta hoàn toàn có thể có một cách làm khác đạt hiệu quả cao hơn cả về mặt kinh tế và xã hội.
Trước đó, vào khoảng tháng 2.2002, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định về việc sẽ thực hiện mở đường kết hợp xây dựng tuyến phố đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa theo phương thức thu hồi đất rộng về 2 bên so với thiết kế mặt đường (50m), phần đất 2 bên đường (50m mỗi bên) sẽ được đem đấu giá để xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, nhà chung cư theo quy hoạch mới.
Nhưng cuối cùng tuyến đường này được khởi công hồi tháng 10.2005 và hoàn thành tháng 5.2007 với việc chỉ mở đường (50m). Kế hoạch xây dựng tuyến phố vì vậy mà phá sản. Lý do được giải thích khi đó là vốn đầu tư ban đầu (GPMB) quá lớn, vượt quá khả năng cân đối của thành phố. Nhưng trên thực tế chỉ làm một phép tính đơn giản cũng có thể thấy câu chuyện không phải như vậy.
Tiền đền bù bình quân áp dụng khi đó cho cư dân Kim Liên - Ô Chợ Dừa là 14 triệu đồng/m2, chi phí GPMB hết 600 tỉ đồng. Nếu lấy rộng về 2 bên (mỗi bên thêm 50m) thì tiền đền bù bình quân sẽ giảm xuống còn 10 triệu đồng/m2 (do có nhiều hộ ở càng sâu trong ngõ, giá đền bù thấp hơn) và tiền GPMB sẽ khoảng hơn 1.500 tỉ đồng; nhưng bù lại, 50m rộng về mỗi bên ấy được đem đấu giá thu bình quân 40 triệu đồng/m2 thì sẽ thấy hiệu quả, việc nại rằng thiếu vốn hoặc đầu tư ban đầu lớn chỉ là chuyện “giải thích để mà giải thích”.
Hậu quả
Một cán bộ Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội kể rằng, lãnh đạo TP Hà Nội khi đó đã rất quyết tâm trong việc xây dựng tuyến phố Kim Liên - Ô Chợ Dừa vì hiểu rằng, việc này có lợi cả về mặt kinh tế và xã hội. Nhưng khi triển khai thì vấp phải sự phản ứng quyết liệt của những hộ dân nằm trong phần diện tích thu hồi rộng ra, căn cứ trên quy hoạch đã được phê duyệt năm 1998 (mở đường rộng 50m).
“Cũng cần hiểu rằng, những hộ dân này không phải “người bình thường”, đa phần trong số họ đã mua nhà, mua đất sau khi có chỉ giới đỏ năm 1998 để đợi mở đường nên sự phản ứng càng quyết liệt, với nhiều dạng, nhiều cấp độ khác nhau”, ông này nói.
Và kết quả là tuyến phố Kim Liên - Ô Chợ Dừa phá sản, thay vào đó là đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa dài 1,1 km, có tổng vốn đầu tư gần 800 tỉ, trong đó tiền xây dựng chỉ khoảng 100 tỉ.
Nhưng vấn đề còn ở chỗ, tuyến phố hiện nay như một nồi “lẩu thập cẩm”. Những ngôi nhà đủ các hình dạng nham nhở (tam giác, hình vuông, chữ nhật, hình bình hành, hình thang...) mọc lên. Đặc biệt, trên tuyến phố có dải đất dài 18m (rộng một đầu 30 cm, một đầu khoảng 1m) đã được chia làm các ki-ốt mái tôn cửa khung nhôm kính rất hài hước.
Đoạn đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu vừa khởi công với hơn 547m, vốn đầu tư hơn 600 tỉ đồng chắc chắn cũng hứa hẹn sẽ lặp lại bài học cũ, không chỉ tốn kém, trở thành “con đường đắt nhất hành tinh” (với khoảng 1 tỉ mỗi mét đường) mà sẽ tiếp tục cho ra đời một tuyến phố lộn xộn.
Bài học cũ
Cùng nằm trên đường vành đai 1 của Hà Nội, đoạn nối trước của tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu là Kim Liên - Ô Chợ Dừa, được đưa vào sử dụng tháng 5.2007 trong sự tiếc nuối của rất nhiều người. Trong tổng vốn đầu tư gần 733 tỉ đồng của dự án thì có đến trên 600 tỉ đồng được dùng cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), giá trị xây lắp của 1,1 km đường chỉ khoảng 100 tỉ.
Đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa có mặt cắt 50m với 6 làn xe cơ giới, 4 làn xe thô sơ được coi là con đường hiện đại nhất Hà Nội vào thời điểm đó, hoàn thành khiến gần 1.000 hộ từ ngõ ngách không tên bỗng trở thành mặt tiền phố lớn. Giá đất của khu vực tăng đột biến. Có những vị trí trước khi làm đường, giá 1m2 đất chỉ 15-20 triệu đồng thì bỗng chốc được đẩy lên trên 100 triệu đồng.
Các chuyên gia khi đó tính toán trong sự xót xa rằng, sơ bộ, giá trị đất của khu vực tăng lên sau khi có đường cũng bằng đủ số tiền xây dựng tuyến đường. Khoản lợi này rơi vào tay những hộ dân may mắn, Nhà nước không thu được một xu.
Nhưng vấn đề quan trọng là ở chỗ, cách làm này không chỉ tạo gánh nặng cho ngân sách mà còn gây ra những bất bình đẳng trong xã hội. Rất nhiều người dân đang ở mặt phố cũ bị chuyển đi, còn một số người khác đang ở trong ngõ lại được hưởng lợi nhờ chuyển ra mặt đường.
Sự tiếc nuối của nhiều người không chỉ về chuyện Nhà nước tốn quá nhiều tiền cho việc mở một con đường mà còn do chúng ta hoàn toàn có thể có một cách làm khác đạt hiệu quả cao hơn cả về mặt kinh tế và xã hội.
Trước đó, vào khoảng tháng 2.2002, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định về việc sẽ thực hiện mở đường kết hợp xây dựng tuyến phố đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa theo phương thức thu hồi đất rộng về 2 bên so với thiết kế mặt đường (50m), phần đất 2 bên đường (50m mỗi bên) sẽ được đem đấu giá để xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, nhà chung cư theo quy hoạch mới.
Nhưng cuối cùng tuyến đường này được khởi công hồi tháng 10.2005 và hoàn thành tháng 5.2007 với việc chỉ mở đường (50m). Kế hoạch xây dựng tuyến phố vì vậy mà phá sản. Lý do được giải thích khi đó là vốn đầu tư ban đầu (GPMB) quá lớn, vượt quá khả năng cân đối của thành phố. Nhưng trên thực tế chỉ làm một phép tính đơn giản cũng có thể thấy câu chuyện không phải như vậy.
Tiền đền bù bình quân áp dụng khi đó cho cư dân Kim Liên - Ô Chợ Dừa là 14 triệu đồng/m2, chi phí GPMB hết 600 tỉ đồng. Nếu lấy rộng về 2 bên (mỗi bên thêm 50m) thì tiền đền bù bình quân sẽ giảm xuống còn 10 triệu đồng/m2 (do có nhiều hộ ở càng sâu trong ngõ, giá đền bù thấp hơn) và tiền GPMB sẽ khoảng hơn 1.500 tỉ đồng; nhưng bù lại, 50m rộng về mỗi bên ấy được đem đấu giá thu bình quân 40 triệu đồng/m2 thì sẽ thấy hiệu quả, việc nại rằng thiếu vốn hoặc đầu tư ban đầu lớn chỉ là chuyện “giải thích để mà giải thích”.
Hậu quả
Một cán bộ Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội kể rằng, lãnh đạo TP Hà Nội khi đó đã rất quyết tâm trong việc xây dựng tuyến phố Kim Liên - Ô Chợ Dừa vì hiểu rằng, việc này có lợi cả về mặt kinh tế và xã hội. Nhưng khi triển khai thì vấp phải sự phản ứng quyết liệt của những hộ dân nằm trong phần diện tích thu hồi rộng ra, căn cứ trên quy hoạch đã được phê duyệt năm 1998 (mở đường rộng 50m).
“Cũng cần hiểu rằng, những hộ dân này không phải “người bình thường”, đa phần trong số họ đã mua nhà, mua đất sau khi có chỉ giới đỏ năm 1998 để đợi mở đường nên sự phản ứng càng quyết liệt, với nhiều dạng, nhiều cấp độ khác nhau”, ông này nói.
Và kết quả là tuyến phố Kim Liên - Ô Chợ Dừa phá sản, thay vào đó là đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa dài 1,1 km, có tổng vốn đầu tư gần 800 tỉ, trong đó tiền xây dựng chỉ khoảng 100 tỉ.
Nhưng vấn đề còn ở chỗ, tuyến phố hiện nay như một nồi “lẩu thập cẩm”. Những ngôi nhà đủ các hình dạng nham nhở (tam giác, hình vuông, chữ nhật, hình bình hành, hình thang...) mọc lên. Đặc biệt, trên tuyến phố có dải đất dài 18m (rộng một đầu 30 cm, một đầu khoảng 1m) đã được chia làm các ki-ốt mái tôn cửa khung nhôm kính rất hài hước.
Đoạn đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu vừa khởi công với hơn 547m, vốn đầu tư hơn 600 tỉ đồng chắc chắn cũng hứa hẹn sẽ lặp lại bài học cũ, không chỉ tốn kém, trở thành “con đường đắt nhất hành tinh” (với khoảng 1 tỉ mỗi mét đường) mà sẽ tiếp tục cho ra đời một tuyến phố lộn xộn.
Lời giải không quá khó KTS Trần Huy Ánh (hội viên Hội KTS Việt Nam) đề xuất giải pháp đấu giá đất mặt đường, đánh thuế các hộ từ hẻm được ra phố chính để giảm gánh nặng đầu tư xây đường bằng ngân sách nhà nước. Ông nói: - Tôi thì cho rằng có cách làm rất đơn giản: Thứ nhất, muốn làm một con đường như đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu đỡ tốn kém, không lặp lại "vết xe đổ" của con đường Kim Liên dạo trước, phải có sự chia sẻ lợi ích công cộng với người sử dụng đất, tức là cho phép người đang sử dụng đất bị thu hồi để làm đường tham gia cổ phần với con đường của họ chứ không phải trả tiền GPMB xoẹt một cái rồi ném họ đi đâu thì đi. Thứ hai là quy hoạch Hà Nội mở rộng đem lại cơ hội cực kỳ lớn để có những quỹ đất cho GPMB, tái định cư với giá thành thấp nhất do tính đền bù đất ruộng, cơ hội đó trong tầm tay của Nhà nước. Vì vậy, thay vì đền bù tại chỗ với mức đền bù quá tốn kém thì có thể tái định cư cho người dân thuộc diện GPMB ở các quỹ đất mở rộng đó. Nếu làm theo cách lấy đất ở khu vực mở rộng đem đi bán đưa lại lợi nhuận cho các nhà đầu cơ BĐS, trong khi anh làm công trình công cộng thì cắn răng chi trả cho việc GPMB để mở những con đường lớn và dân ở hai bên mặt đường vừa mở được thu lợi mà không phải đóng góp hay đem lại lợi ích gì chung cho xã hội, thì một đất nước dù có giàu có đến bao nhiêu cũng không thể làm được chuyện đó. Thế nhưng lâu nay, quy hoạch đường sá của Hà Nội vẫn làm theo cách đó, đang thiếu hẳn một chiến lược phát triển các công trình công cộng. Cách đây cả trăm năm, khi bắt đầu đô thị hóa, Hà Nội đã làm theo cách: Những ngôi nhà ở ven đường đều được đấu giá để lấy lợi ích bù cho xây dựng hạ tầng. Đồng thời, dùng thuế để điều chỉnh cho công bằng giữa hộ được đất mặt đường do làm công trình công cộng và đất trong hẻm. Có giải pháp hữu hiệu mà đường Kim Liên xưa đã định làm mà không làm được, nghĩa là mở một con đường 140m và khoét thêm 40m ra hai bên để tạo ra hành lang và đền bù một thể. Sau đó, người ta sẽ lấy 2 bên dải đất khoét thêm (tổng cộng 40m ấy) để bán đi, bù vào chi phí làm 140m người ta phải đền bù GPMB và xây dựng. Mình bây giờ lại luôn cắm đầu làm đường bằng được trong khi đó những người được hưởng lợi nhất từ chính sách làm đường của Nhà nước người ta không phải đóng thuế gì cả. Cách làm trên để lại hậu quả là một con đường không bao giờ thu hồi được vốn, nghiêm trọng hơn nữa là để lại hậu quả những nhà siêu dẹt, siêu mỏng không bao giờ giải quyết được, hết đời ông này đổ sang đời ông khác nhưng không giải quyết nổi, khiến cho bộ mặt đô thị bày ra nhếch nhác. Thể hiện rõ nhất sự yếu kém trong quản lý đô thị ở những con đường mới mở chính là sự tồn tại của các căn nhà siêu méo, siêu mỏng như thế. Hay nói cách khác, cách làm này không chỉ gây thiệt hại về tiền bạc mà còn hỏng cả mỹ quan kiến trúc đô thị. Nhà siêu mỏng, siêu sâu, siêu lạ! Bất chấp về quy định của UBND TP Hà Nội, không cấp phép xây dựng cho những lô đất có diện tích nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m nhưng cứ mỗi con đường mới mở lại xuất hiện những căn nhà "siêu lạ". Tại đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, nhà siêu mỏng, siêu sâu chủ yếu được xây ở mặt đường. Các tầng dưới cho thuê làm cửa hàng, tầng trên để ở. Diện tích đất quá nhỏ nên chủ nhà chỉ còn cách chồng lên 5 - 6 tầng để gia tăng diện tích sử dụng. Rất nhiều khu phố khác như Khuất Duy Tiến, Nguyễn Phong Sắc..., những căn nhà "lạ" cũng đang mọc lên như nấm. Càng những căn nhà mặt tiền sát đường đi, hình thù càng kỳ quái. Ở nút giao thông vành đai 3 - Khuất Duy Tiến mới mở cách đây chưa lâu, có 2 ngôi nhà đang xây dở được cư dân xung quanh gọi là "nhà kinh điển". Trên mẩu đất không rõ hình thù, ngôi nhà 3 tầng có hình ngũ giác. Tầng 1, nếu tính cặn kẽ mọi ngóc ngách, diện tích chỉ khoảng 11m2. Nhưng càng lên các tầng trên, diện tích căn nhà được cải thiện đáng kể do được cơi nới không gian bằng cách xây chìa ra bên ngoài. Còn ngôi nhà phía đối diện lại được thiết kế theo... hình bình hành do khoảnh đất quá hẹp. Nhà 4 tầng, 1 tum gác, có bề rộng chỉ trên 2m, bề sâu khoảng 6m. |
Theo Thanh niên