• Thu thuế biệt thự hoang: Đề xuất cho vui?

    Giữa "tháng cô hồn", khi mà thị trường bất động sản đang trọng tình trạng bất động, câu chuyện biệt thự bỏ hoang giữa lòng Hà Nội lại được "hâm nóng"
    Biệt thự hoang giữa thủ đô. Ảnh chụp tại khu đô thị Linh Đàm.

    Khi mới đây, UBND TP.Hà Nội vừa đề xuất Bộ Tài chính mức xử phạt 10-20 triệu đồng/căn và đánh thuế 5% trên tổng giá trị hợp đồng nếu biệt thự bỏ hoang 3 tháng; tính thuế 10% tổng giá trị biệt thự nếu bỏ hoang 1 năm. Vấn đề đặt ra là liệu giải pháp này có khả thi hay không và sẽ được thực hiện như thế nào ?

    Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với KTS Trần Huy Ánh.

    Phóng viên: Mới đây, UBND TP. Hà Nội vừa đề xuất sẽ thu thuế cho các biệt thựbỏ hoang. Cụ thể, biệt thự bỏ hoang 3 tháng có thể áp thuế khoảng 5%trên giá trị hợp đồng, còn sau một năm mà biệt thự đó vẫn bỏ hoang thìsẽ bị tính thuế 10% trên tổng giá trị biệt thự. Theo ông, nên hay không nên làm điều này? Vì sao?

    KTS Trần Huy Ánh: Tôi nghĩ TP. Hà Nội lại có thêm môt ý tưởng mới với kỳ vọng một hành động đạt hai mục đích: hạn chế việc đầu cơ BĐS tràn lan. Người mua biệt thự để tích trữ tài sản, để mua đi bán lại kiếm lợi nhuận theo quy luật thị trường… vì vậy theo một cách nào đó, việc hạn chế đầu cơ này sẽ cân đối lại nhu cầu thực sự về nhà ở đồng nghĩa với việc tiết kiệm tài nguyên đất đai, các nguồn lực tài chính đang bị dồn vào BĐS quá nhiều.

    Mặt khác việc thu những khoản này cũng bổ sung ngân sách của Thành phố vốn phải chi tiêu nhiều (đầu tư hạ tầng đô thị/duy trì bộ máy hành chính…). Trước đây những khoản chi này được cân đối bằng tiền đi vay, thu tiền đất, thu thuế hoạt động sản xuất kinh doanh…Hiện nay cả 3 nguồn thu này bị sụt giảm đột ngột. Vay trong nước hay quốc tế bây giờ cực khó, đất bây giờ thì ai nộp đây, kinh doanh sản xuất khó khăn hơn trước nhiều.

    Nhưng nên hay không nên thu thì Thành phố chắc còn cân nhắc, vì muốn làm gì bây giờ là còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố chứ chủ quan đưa ra các sáng kiến có hay mấy mà không khả thi, hoặc tính một đằng thực tế ra kết quả một nẻo… Nên tôi nghĩ những nhà hoạch định chính sách của Thành phố còn đang cân nhắc lợi/ hại. Còn nữa, các sáng kiến này cần đối chiếu trong các điều luật hiện hành có phù hợp hay không.

    Nhưng trong trường hợp sẽ triển khai thì sẽ gặp khó khăn gì, thưa ông?

    Người đi thu thì sẵn, chỉ thiếu người phải nộp thôi. Thành phố ta có bao nhiêu chủ trương hay, vào trận quyết liệt nhưng lúc thực hiện thì không đơn giản… Nên việc này tôi nghĩ cũng giống như cấm cho thuê vỉa hè, lòng đường làm nơi đỗ xe thu tiền, hay giải quyết nhà siêu mỏng, hay thu phí xe vào trung tâm…Tổng hợp những cái khó để rồi vào trận thì hăng nhưng sớm rơi vào tình trạng cầm chừng là Thành phố chưa chuẩn bị đủ các điều kiện để tiến hành những sáng kiến…có thể gọi là sáng kiến rất hay đó.

    Tôi chỉ đơn cử một ví dụ là cái hệ thống thông tin quản lý các biệt thự bỏ hoang hay đang sử dụng - đối tượng chịu thuế hiện do cơ quan nào phụ trách? Cơ quan Thuế? Văn phòng đăng ký Nhà đất (Sở Tài nguyên Môi trường hay UBND các quận huyện? Cơ quan cấp phép Xây dựng (Sở Xây dựng hay Sở Kiến trúc quy hoạch)? Sở Kế hoạch Đầu tư? Sở Tài chính?….

    Một câu hỏi đầu tiên chưa dễ trả lời!?.

    Cách đây 5 năm, có một vụ bên Bộ Xây Dựng nói là Bộ sẽ xây dựng sàn thông tin BĐS, ở đó các Công ty, Tổng Công ty, Tập đoàn, các doanh nghiệp …kết nối thông tin dự án kinh doanh BĐS trên mạng để Bộ có cơ sở dữ liệu điều hành…

    Nghe kế hoạch ấy tôi thất thật... buồn cười!. Các thông tin rỉ tai nhau kiếm cả tỷ đồng chênh lệch nay lại công bố lên mạng để ông "chén" hộ tôi chắc?… Cho đến bây giờ cái thị trường ấy rớt hạng thê thảm, mọi người kiện cáo tùm lum, lừa đảo lung tung… đố ai biết thực hư ra sao. Chả thế mà có vị có trách nhiệm quản lý bất động sản cách đây ít lâu vẫn hùng hồn tuyên bố "nhu cầu nhà ở chưa đủ, cần hàng tỷ mét vuông nữa…" Vẫn biết là khó biết thế nào cho đủ, nhưng bây giờ thì thừa tóe loe nhưng vẫn chưa ai cho hay là thừa hay thiếu, ai thừa, ai thiếu?..

    Tuy vậy tôi vẫn hy vọng là cái khó nó lại ló ra cái khôn. Tôi thấy là đã có nhiều quốc gia rất thành công trong việc thu tiền kiểu này - Ví dụ mẫu mực là nước Pháp , sự thành công ấy nằm ở chỗ: Người làm tốt việc này chính là ngành Thuế và cơ quan Địa chính (quản lý thông tin đất đai - tài sản) nằm trong ngành Thuế - Định chế này có từ thời Napoleon và không ngừng tiến hóa

    - Trong đề xuất, Thành phố còn kiến nghị Chính phủ áp dụng thu thuế cao lũy tiến đối với người mua nhà từ ngôi nhà thứ hai trở lên. Ngoài việc đánh thuế cao với mức tỷ lệ % dự kiến như trên, Bộ Tài chính cònđề xuất xử phạt hành chính biệt thự bỏ hoang với chủ sở hữu biệt thự,với mức phạt là 10 - 20 triệu đồng/căn. Ông có nhận xét gì về việc này?

    Tôi quan tâm đến Cơ quan nào chủ trì thực hiện, họ dùng công cụ gì, họ đã chuẩn bị công nghệ - kỹ thuật nào, cơ sở dữ liệu do ai cung cấp để tổng hợp / phân loại để thực hiện và quan trọng nhất là họ chuẩn bị nguồn nhân lực để thực hiện như thế nào …Chưa rõ ngần đó thông tin thì chưa thể có nhận xét gì về đề xuất này.

    Với tư cách một chuyên gia, ông có cho rằng việc làm này là cần thiết hay không và liệu có cứu vãn được tình hình đầu tư bất động sản tuỳ hứng như hiện nay hay không?

    Nhà biệt thự, nhà liền kề, nhà chung cư… tất cả đều là tài sản xã hội. Là của cải mà ai cũng phải vất vả mới có. Việc tập hợp thông tin để quản lý tài nguyên tư nhân hay công cộng là công việc thuộc nhiệm vụ của cơ quan quản lý - Đó là nhiệm vụ chứ không cần hỏi là có cần thiết hay không?.

    Có một hệ thống thông tin tin cậy, cơ sở dữ liệu về BĐS là việc làm vô cùng cần thiết trong lúc tăng trưởng tốt cũng như suy thoái trầm trọng. Bệnh BĐS như lúc này thì chẳng có phép thần nào có thể cứu vãn nổi. Nhưng việc quản lý tài sản tốt để khai thác hiệu quả, tối ưu hóa là việc làm hết sức cần thiết.

    Xin cám ơn KTS!
    Theo VnMedia
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê