• Dụng Thủy trong Phong thủy

    Người xưa nói: "quý hay tiện là do ở thủy thần". Trong một ngôi nhà, sự tốt xấu của thủy (nước) ứng nghiệm tương đối nhanh.
    Các chuyên gia Phong thủy đều đặc biệt chú trọng yếu tố thủy ở bên trong cũng như bên ngoài của ngôi nhà. Việc sử dụng nước một cách hợp lý, khoa học không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà cũng chúng ta mà còn góp phần không nhỏ trong việc mang lại sức khỏe và tài vận cho chủ nhân. Sách xưa nói "thủy giúp vượng tài" nhưng cũng có thể làm "bại tài". Rõ ràng "bài sơn" hay "bố thủy"trong ngôi nhà là điều không nên tùy tiện.

    1. Đặc trưng của nước theo Phong thủy

    Thủy là một trong năm yếu tố của Ngũ hành gồm : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Phong thủy quan niệm thủy không chỉ là nước mà còn đặc trưng bởi nhiều yếu tố khác. Hành thủy xét về phương hướng là Bắc; màu sắc đặc trưng là màu đen và xanh dương; thời tiết là mùa đông và hình dáng tiêu biểu là những đường uốn khúc, lượn sóng và đa diện cong. Theo quan hệ tương sinh chúng ta có Thủy sinh Mộc và Kim sinh Thủy còn quan hệ tương khắc là Thủy khắc Hỏa và Mộc khắc Thủy.

    Theo khoa Tử vi của Văn hóa phương Đông, những ai có năm sinh mang hành Thủy sẽ có tính linh hoạt của dòng sông, ảnh hưởng đến tính cách của họ thể hiện ở sự duyên dáng, điềm đạm, sức mạnh thường tiềm ẩn qua vẻ nhẹ nhàng. Những người này thường rất sáng tạo, cuốn hút, khéo giao tiếp, giỏi thuyết phục, giống như nước thường mang hình dạng của vật chứa nó.

    Trong Phong thủy, Thủy là nguồn gốc nuôi dưỡng vạn vật, nước còn là tượng trưng cho tài lộc. Đối với một ngôi nhà, nếu Thủy nằm đúng phương vị có thể hóa sát, đem lại may mắn, tài lộc. Phong thủy có những câu như "Tọa sơn hướng thủy", "nhất Thủy, nhì Hỏa" hay "Khí gặp thủy thì dừng, gặp phong thì tán" chứng tỏ yếu tố Thủy luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích hoạt trường khí trong một môi trường sống nhất định.

    2. Bố trí các không gian nước trong nhà

    Nước trong nhà có nhiều dạng khác nhau. Đó có thể là một hồ bơi nhỏ trong nhà, những hành lang nước, bức tường nước, thác nước, tiểu cảnh nhỏ có nước, bể cá, phong thủy luân...Việc sử dụng chúng đều có những nguyên tắc riêng.

    Hồ nước nhỏ hoặc hồ bơi trong nhà

    Hồ nước hay hồ bơi mini trong nhà thích hợp với những căn nhà có diện tích rộng. Hình dạng của hồ nước hoặc hồ bơi nên là hình bán nguyệt hoặc hình ô van, hình hạt đỗ. Tránh làm những hình thức có nhiều góc nhọn, đặc biệt tránh những góc nhọn tạo thành thế "góc ao đao đình" gây bất lợi về Phong thủy. Để tạo cảm giác tự nhiên cho hồ nước nhân tạo này, hãy tạo thêm vườn cây cảnh và bày biện thêm các vật dụng trang trí.


    Ngoài những mầu sắc thiên nhiên của hoa lá và mầu xanh trong của nước, nếu có thêm các vật dụng trang trí bằng gốm, sứ như nhà cửa, chim thú, sỏi đá... cảnh quan của hồ nước cũng như toàn thể ngôi nhà sẽ thêm phần sống động. Không những thế, màu xanh của cây cỏ, nét thô mộc tự nhiên của sỏi đá cộng thêm với tiếng nước chảy róc rách sẽ đem lại nguốn sinh khí tươi mát cho những người sống trong ngôi nhà.

    Hành lang nước

    Hành lang nước là một thủ pháp dẫn khí vào trong nhà được nhiều chuyên gia phong thủy lựa chọn, không ít căn nhà hiện nay sử dụng những hành lang nước dẫn vào nhà. Đây là một giải pháp kiến trúc rất thông minh, vừa đưa được thiên nhiên vừa góp phần cân bằng âm dương cho ngôi nhà. Không những thế, nó còn đóng vai trò như một tấm gương tự nhiên kéo rộng không gian và làm cho không khí trong nhà trở nên mát mẻ trong những ngày hè nóng nực.

    Tuy vậy việc sử dụng hình thức hành lang nước cần phải đảm bảo cho dòng nước luôn phải sạch sẽ, tránh tù đọng. Chú ý lựa chọn những loài sinh vật cảnh thích hợp giúp trừ khử các loại ruồi muỗi và vi khuẩn sinh sôi ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của gia chủ.


    Tiểu cảnh có nước dưới gầm cầu thang

    Sử dụng thủy với sự vận động của dòng nước là một thủ pháp tạo dương khí hiệu quả. Trong kiến trúc nội thất, cầu thang thường được chia thành hai phần: phần trên cầu thang mang yếu tố dương, phần dưới là không gian tù đọng, không khí không lưu thông mang yếu tố âm, điều này dể nảy sinh những vi khuẩn ám khí không có lợi.

    Để kích hoạt dương khí ở khu vực này, có thể bố trí những tiểu cảnh nhỏ có nước chảy róc rách vừa tạo điểm nhấn vừa tăng cường dương khí nhờ sự vận động của dòng nước, sự di chuyển của các loài sinh vật cảnh và máy bơm.

    Bể cá cảnh

    Bể cá cảnh rất thích hợp khi cần phải sử dụng Thủy để tăng cường sinh khí cho ngôi nhà. Màu trong xanh của nước, sự mềm mại và sống động của một thảm thực vật Thủy sinh cùng những chú cá đủ sắc màu sẽ khiến cho không gian sống của chúng ta trở nên sinh động và đầy thi vị. Đó sẽ là một nơi thư giãn tuyệt vời cho gia chủ sau những giờ làm việc căng thẳng.

    Về cơ bản, bể cá thuộc Thủy nên đặt ở nhánh Thanh long nghĩa là nằm phía bên trái nhà, ngoài ra có thể đặt ở các cung như Đông Nam chủ tài lộc, cung phía Đông chủ về sức khỏe, gia đạo hoặc cung Tây Bắc chủ về may mắn. Bể cá mang tính Thủy nên cân nhắc khi đặt ở những nơi mang tính Hỏa như phương Nam. Khi đặt bể cá cũng cần lưu ý tránh đặt trong bếp hoặc đối diện với bếp nấu dễ phát sinh mâu thuẫn trong gia đình... Trong ngôi nhà, nơi thích hợp nhất để đặt bể cá là gần lối đi, phòng khách hay các vị trí trang trọng trong nhà. Nên hạn chế đặt bể cá trong phòng ngủ. Nếu thích có thể sử dụng một bể cá nhỏ hay những ang nước xinh xắn.

    Theo Archi / KTS Phạm Cương
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê