• Đóng cửa sàn BĐS để cò làm loạn giá

    Hiện tượng “cò” nhà đất gây náo loạn tại sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh cuối tuần qua khiến nhiều khách hàng bức xúc, mất niềm tin vào chủ đầu tư công bố giá bán rẻ mà không hề rẻ, khi bị “cò” làm giá.
    Trao đổi với PV, ông Phạm Sỹ Liêm – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó tổng hội Xây dựng VN nêu quan điểm, không nên quá đề cao sàn giao dịch bất động sản như Bộ Xây dựng, cụ thể là Nghị định 71 quy định mọi sự giao dịch bất động sản đều phải qua sàn. Nhưng tôi cho rằng, sàn giao dịch bất động sản là một loại cửa hàng đặc thù mua bán các loại bất động sản mà thôi. Đã là một cửa hàng thì kinh doanh phải có điều kiện, chẳng hạn phải có chuyên viên môi giới đã được cấp chứng chỉ hành nghề, chuyên viên định giá, thậm chí có cả tư vấn pháp luật…

    Theo ông Liêm, người môi giới ở sàn giao dịch bất động sản phải có đạo đức nghề nghiệp, anh ta phải mang hết sức của mình ra để phục vụ lợi ích khách hàng của DN đó, chứ không phải làm bừa là cài giá, đẩy giá, ăn chênh lệch… khiến cho thị trường bị loạn, khách hàng không biết đâu là giá thật, giá ảo để lừa khách hàng.

    Vì vậy, tôi khuyên khách hàng là chỉ coi đó là một cửa hàng mua bán, và hãy cẩn trọng với những lời “mật ngọt”, kiểm tra, tìm hiểu kỹ dự án trước khi quyết định mua. Nếu cứ nghe “cò” tư vấn nọ kia không rõ ràng dễ bị mắc lừa…

    "Nếu xảy ra tình trạng rối loạn về mặt giá cả, ăn chênh lệch, thậm chí có tính chất lừa đảo… tôi cho rằng, người tư vấn vi phạm đạo đức kinh doanh và đề nghị cơ quan quản lý kiểm tra, thậm chí tước bỏ tư cách hành nghề của các nhà môi giới này. Chủ đầu tư mà “bật đèn xanh” cho cò làm ăn có thể tước giấy phép kinh doanh, đóng cửa sàn giao dịch và xử phạt hành chính theo quy định", Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói.

    Hành vi mua bán căn hộ không đúng trình tự tại sàn giao dịch bất động sản sẽ bị phạt nặng, thậm chí đóng cửa

    Theo Nghị định 71 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Nhà ở được cho là có khá nhiều thông thoáng cho thị trường bất động sản, tuy nhiên, kèm với đó Nghị định cũng có không ít điều khoản nhằm đưa hoạt động giao dịch trên thị trường vào khuôn phép.

    Sau khi Nghị định 71 có hiệu lực, chỉ có chủ đầu tư cấp 1 mới được phép chuyển nhượng dự án, khách hàng muốn ký hợp đồng phải ký trực tiếp với chủ đầu tư cấp 1, chứ không phải qua “cò”. Điều này có thể thấy chủ đầu tư đã “lách” kẽ hở của Nghị định 71 để bán sản phẩm bất động sản cho “cò”, gây ra hệ lụy xấu tác động đến thị trường, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của DN.
    Ngoài ra, Nghị định 71 còn quy định chỉ cho phép các chủ đầu tư bán khoảng 20% sản phẩm bất động sản không qua sàn. Và theo quy định tại Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ, giao dịch kinh doanh bất động sản (BĐS) không qua sàn sẽ bị phạt nặng.

    Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng nếu bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS (thuộc diện phải qua sàn giao dịch BĐS) mà không thông qua sàn giao dịch theo quy định. Hành vi bán, cho thuê, mua bất động sản tại sàn giao dịch BĐS không đúng trình tự, thủ tục quy định cũng có mức phạt nặng tương tự.

    Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh BĐS không đủ điều kiện hoặc không được phép đưa vào kinh doanh hoặc vi phạm quy định về huy động vốn trong đầu tư xây dựng dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp còn bị phạt nặng hơn, từ 60 - 70 triệu đồng. Đặc biệt, ngoài hình thức xử phạt bằng tiền, nếu tái phạm, doanh nghiệp có thể bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ 1 đến 3 năm hoặc không thời hạn.

    “Có lẽ là thói quen mua bán lâu nay của cả người dân và chủ đầu tư, muốn làm các thủ tục đơn giản. Có nhiều người thích thông tin tù mù của kiểu mua bán cũ để dễ dàng đầu cơ, nâng giá. Nhưng tôi tin đó chỉ là khó khăn ban đầu. Trên thực tế, mặc dù Luật Kinh doanh BĐS đã có hiệu lực, song tình trạng giao dịch nhà đất “ngầm” tại sàn vẫn phổ biến cho thấy ý thức tuân thủ chưa cao.” – Ông Liêm nêu quan điểm.

    Theo Infonet
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê